Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có hay không tình trạng thừa vitamin K2?

Khác với các vitamin tan trong nước, các vitamin tan trong dầu thường có ngưỡng quy định tối đa (Upper Limit) trong việc bổ sung vào cơ thể. Việc bổ sung các vitamin tan trong dầu ở mức quá ngưỡng có thể dẫn đến tình trạng thừa vitamin và có thể kéo theo các vấn đề sức khỏe có hại. Vậy điều này đối với vitamin K2 là như thế nào?

Tính an toàn của Vitamin K2

Là một thành viên của họ vitamin K, vitamin K2 rất cần thiết cho nhiều chức năng sinh học của cơ thể bao gồm quá trình đông máu hay duy trì sức khỏe xương.

Vitamin K2 tồn tại dưới nhiều dạng, trong đó phổ biến nhất là dạng MK-4 và MK-7 – chủ yếu được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật và các thực phẩm lên men.

Nghiên cứu về độc tính trên động vật và trên người

Một số nghiên cứu thực nghiệm về độc tính cấp tính của vitamin K2 liều cao trên chuột, mức bổ sung 540 mg/kg trọng lượng cơ thể không phát hiện thấy chuột tử vong hoặc xuất hiện tác dụng phụ đáng kể. Một nghiên cứu khác trên chuột, với liều bổ sung 30 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày theo đường uống, kéo dài trong 13 tuần, cũng  không tìm thấy trường hợp tử vong hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất lợi đáng kể nào.

Nhiều nghiên cứu đã tiến hành bổ sung vitamin K2 trên động vật trong thời gian dài để đánh giá mức độ độc tính bán trường diễn. Các nghiên cứu trên chó dùng liều cao MK-4 không ghi nhận bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào về trọng lượng các cơ quan cơ thể hoặc bất thường về mô bệnh học. Một số nghiên cứu trên chuột đã sử dụng dùng các liều bổ sung từ 0, 10, 100 hoặc 1000mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày trong 14 ngày, đã không tìm thấy tác động đáng kể nào đối với lượng thức ăn và lượng nước tiêu thụ hàng ngày, cũng như trọng lượng cơ thể hoặc các chỉ số về sinh sản. Ngoài ra, không có dị tật hoặc vấn đề bất lợi phát triển đáng kể nào ở chuột cái.

Nghiên cứu trên người về tính an toàn của vitamin K2 cũng đã được báo cáo. Nghiên cứu tại Nhật bản trên 77 trẻ sơ sinh cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào về các thông số đông máu giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh trong nhóm can thiệp có cân nặng khi sinh cao hơn, cho thấy việc bổ sung vitamin K2 từ mẹ có thể có tác dụng có lợi đối với sự phát triển của thai nhi. Một số nghiên cứu khác đã điều tra tác động của việc bổ sung MK-7 lên các thông số đông máu ở người lớn và trẻ em khỏe mạnh, với liều MK-7 từ 10 đến 360 µg/ngày trong 12 tuần, cũng không tìm thấy tác động đáng kể nào lên các thông số đông máu, ngay cả ở liều cao nhất.

Nhìn chung, vitamin K2 có khả năng dung nạp cao, và việc không có tác dụng phụ khi bổ sung ở liều cao, gợi ý về tính an toàn của việc bổ sung vitamin K2.

Why Taking Vitamins to Promote Immune Health Is a Good Idea

Mức tiêu thụ vitamin K2 tại các quốc gia trên thế giới

Theo khảo sát tại Vương quốc Anh, mức tiêu thụ trung bình của vitamin K2 ước tính là khoảng 36mcg/ngày đối với nữ giới trưởng thành và 54mcg/ngày đối với nam giới thanh thiếu niên. Ở trẻ em, mức tiêu thụ cao hơn và dao động từ 75mcg/ngày đến 115mcg/ngày. Giả sử một ngày một người trưởng thành tiêu thụ 50mcg vitamin K2 từ thực phẩm, thì tổng lượng vitamin K2 hấp thụ hàng ngày (kể cả từ tất cả các nguồn khác) sẽ đạt khoảng từ 86-95mcg/ngày – tương đương 1,4-1,6mcg/kg cân nặng/ngày đối với phụ nữ và nam giới với trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn là 60 kg.

Theo khảo sát tại Hoa Kỳ, lượng vitamin K1 trung bình tiêu thụ ở người trẻ tuổi dao động từ 60-110mcg/ngày, và ở mức được coi là an toàn của vitamin K2 người trên 55 tuổi là từ 80-210mcg/ngày.

Tại Hà Lan, lượng vitamin K tiêu thụ bình quân đầu người trung bình hàng ngày được ước tính lên tới 250mcg/ngày do lượng rau xanh tiêu thụ tương đối cao, tương ứng với lượng vitamin K2 trung bình hàng ngày bình quân đầu người ước tính là khoảng 10% - tương đương 25mcg/ngày.

Tại Nhật Bản, vitamin K2 (dưới dạng MK-4) được đăng ký sử dụng như một yếu tố trị liệu để điều trị chứng loãng xương sau mãn kinh. Natto là một món ăn truyền thống của Nhật Bản được làm từ đậu nành lên men và được cho là có lịch sử tại Nhật Bản từ ít nhất 1000 năm trước. Theo đó, natto được bán dưới dạng gói chứa hàm lượng khoảng 350mcg vitamin K2. Natto cũng được sản xuất và bán như một loại thực phẩm trên thị trường Hoa Kỳ.

Có thể thấy rằng, hàm lượng vitamin K2 tiêu thụ ở các quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào chế độ ăn và thực phẩm của từng khu vực.

Ngưỡng bổ sung vitamin K2 và quy định hiện hành

Hiện tại, tại Hoa Kỳ, hàm lượng vitamin K (không cụ thể K1 hay K2) được liệt kê trên nhãn thực phẩm như yêu cầu bắt buộc cho các thực phẩm có bổ sung vitamin K. Đối với dạng vitamin K2, thông thường sẽ được liệt kê trong các hướng dẫn của chuyên gia dưới dạng nguồn bổ sung vitamin K, với liều lượng thường từ 25 đến 100mcg.

Tính đến thời điểm hiện tại, Ủy ban Khoa học về Thực phẩm châu Âu (SCF) không đưa ra khuyến nghị nào về lượng vitamin K tiêu thụ bao gồm cả vitamin K2, nhưng đưa ra mức 1mcg/kg cân nặng/ngày là đủ và có thể nhận được từ chế độ ăn uống bình thường hàng ngày. Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) không đưa ra khuyến nghị về mức tối đa và mức tối thiểu cho vitamin K2.

Tại Việt Nam, hiện chưa có khuyến nghị cụ thể về bổ sung vitamin K2. Đối với vitamin K nói chung, nhu cầu khuyến nghị được căn cứ dựa trên nhu cầu khuyến nghị vitamin K tại Nhật Bản, với mức khuyến nghị trong khoảng từ 4-7mcg/ngày ở trẻ dưới 12 tháng tuổi; từ 60-120mcg/ngày ở trẻ từ 1 đến 14 tuổi và khoảng 150mcg/ngày ở người trên 14 tuổi.

Khuyến cáo của Chuyên gia dinh dưỡng VIAM

Cho đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu trên động vật và trên người đều đang đồng nhất quan điểm bổ sung vitamin K2 chưa tìm thấy các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, dù ở các liều tương đối cao hay trong thời gian dài. Việc bổ sung vitamin K2 được coi là an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm.

Vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định việc bổ sung vitamin K2 có thừa hay không, con đường nào dẫn đến chuyển hóa vitamin K2 trong cơ thể để cân bằng nếu dư thừa và những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe. Tuy nhiên hiện tại, việc bổ sung vitamin K2 có thể được coi là an toàn, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tài liệu tham khảo

  • IARC. 2000. Vitamin K substances. In: Some Antiviral and Antineoplastic Drugs and Other Pharmaceutical Agents. World Health Organization (WHO), International Agency for Research on Cancer (IARC); Lyon, France.
  • EFSA. 2008. Scientific Opinion of the Panel on Dietetic Products Nutrition and Allergies on a request from the European Commission on the safety of ‘Vitamin K2’. The EFSA Journal.
  • FAO/WHO expert consultation on human vitamin and mineral requirements. Report of a joint FAO/WHO expert consultation Bangkok, Thailand.
  • Viện Dinh dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Bộ Y Tế, Nhà xuất bản Y học, 2016.
Ts. Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

  • 28/09/2024

    Làn da của phụ nữ thay đổi như thế nào khi mang thai?

    Sau đây là một số tình trạng da phổ biến bạn có thể gặp khi mang thai, cùng với một số mẹo để kiểm soát những tình trạng da có thể khiến bạn khó chịu.

  • 27/09/2024

    Vitamin K2 có gây trằn trọc, khó ngủ ở trẻ hay không?

    Gần đây có một số quan điểm cho rằng, trẻ sơ sinh bị trằn trọc khó ngủ một phần là do bị thừa vitamin K2 (do sử dụng thực phẩm bổ sung). Vậy điều này có đúng hay không? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu qua vài viết sau.

  • 26/09/2024

    Tổng kết sơ bộ chương trình "Phục hồi dinh dưỡng và tăng trưởng chiều cao cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi từ 2- 5 tuổi"

    Hai ngày 17/9 - 18/9 vừa qua, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam đã có chuyến công tác đầy ý nghĩa tại tỉnh Bắc Kạn, đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong chương trình "Phục hổi dinh dưỡng và tăng chiều cao cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi từ 2-5 tuổi".

  • 26/09/2024

    Cách sử dụng thuốc chống muỗi an toàn cho trẻ em

    Trong mùa mưa bão, việc bảo vệ trẻ em khỏi muỗi đốt là điều vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các bệnh do muỗi truyền như sốt xuất huyết. Sử dụng thuốc chống muỗi đúng cách, đặc biệt là các sản phẩm chứa DEET, đòi hỏi sự cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 25/09/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh cần tiêm vitamin K?

    Trẻ sơ sinh dù là sinh thường hay sinh mổ đều được tiêm một mũi vitamin K ngay sau khi chào đời. Vậy vitamin K là gì? Tại sao trẻ cần được tiêm vitamin K ngay sau khi sinh? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 24/09/2024

    Bong gân cổ tay

    Bong gân cổ tay là chấn thương phổ biến đối với mọi loại vận động viên. Chỉ cần mất thăng bằng trong chốc lát là có thể kiến chấn thương xảy ra. Khi bạn trượt, bạn sẽ tự động đưa tay ra để đỡ cú ngã. Nhưng khi tay bạn chạm đất, lực tác động sẽ bẻ cong tay về phía cẳng tay. Điều này có thể kéo căng các dây chằng nối cổ tay và xương bàn tay quá mức. Kết quả là những vết rách nhỏ hoặc thậm chí tệ hơn dây chằng bị đứt hoàn toàn.

  • 23/09/2024

    Có hay không tình trạng thừa vitamin K2?

    Khác với các vitamin tan trong nước, các vitamin tan trong dầu thường có ngưỡng quy định tối đa (Upper Limit) trong việc bổ sung vào cơ thể. Việc bổ sung các vitamin tan trong dầu ở mức quá ngưỡng có thể dẫn đến tình trạng thừa vitamin và có thể kéo theo các vấn đề sức khỏe có hại. Vậy điều này đối với vitamin K2 là như thế nào?

Xem thêm