Bộ xương con người được xây dựng và tái tạo liên tục trong suốt cuộc đời – một quá trình liên quan đến sự cân bằng phức tạp giữa hình thành và tiêu xương. Việc đạt được khối lượng xương đỉnh trong thời kỳ thanh thiếu niên là rất quan trọng đối với sức khỏe xương trong suốt cuộc đời, thông qua việc tác động đáng kể đến sức mạnh của xương và giảm nguy cơ gãy xương trong những năm sau này.
Trong khi canxi và vitamin D từ lâu đã được công nhận là yếu tố quan trọng, nền tảng của sức khỏe xương, thì những nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quan trọng của vitamin K2 (menaquinone), đặc biệt là MK-7, trong việc tối ưu hóa độ chắc khỏe của xương ở trẻ em mới chỉ được quan tâm tại Việt Nam trong gần 10 năm trở lại đây.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu vai trò quan trọng của Vitamin K2 đối với sức khỏe xương của trẻ em trong bài viết dưới đây.
Vitamin K2 tham gia quá trình chuyển hóa xương
Vitamin K2 – một loại vitamin tan trong dầu được tổng hợp trong cơ thể con người bởi vi khuẩn và có trong một số loại thực phẩm, hoạt động như một đồng yếu tố (cofactor) thiết yếu cho enzyme gamma-glutamyl carboxylase. Enzyme này tạo điều kiện cho quá trình carboxyl hóa các protein phụ thuộc vitamin K, bao gồm osteocalcin, một loại protein được tổng hợp bởi các tế bào tạo xương gọi là nguyên bào xương.
Quá trình carboxyl hóa osteocalcin đóng vai trò quan trọng trong quá trình khoáng hóa xương bằng cách liên kết các ion canxi với khung xương, từ đó làm tăng cường sức mạnh của xương và tính toàn vẹn của cấu trúc xương. Hơn nữa, vitamin K2 đã được chứng minh là thúc đẩy sự tích tụ collagen trong cấu trúc xương, góp phần tăng thêm tính linh hoạt và khả năng phục hồi của xương.
Ngoài tác động trực tiếp lên quá trình khoáng hóa xương, vitamin K2 còn ảnh hưởng đến các marker chu chuyển xương, phản ánh thông qua các quá trình động của quá trình hình thành và tiêu xương.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cung cấp đủ lượng vitamin K2 có thể hỗ trợ hoạt động của tế bào tạo xương – loại tế bào chịu trách nhiệm hình thành xương. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vitamin K2 có thể đóng vai trò ức chế quá trình phân hủy xương.
Vitamin K2 và nguy cơ gãy xương
Mối quan hệ giữa tình trạng vitamin K2 và nguy cơ gãy xương ở trẻ em là một chủ đề ngày càng được quan tâm. Một nghiên cứu về trẻ em bị gãy xương do xương yếu do thiếu dinh dưỡng đã phát hiện ra mối liên hệ đáng kể giữa tình trạng thiếu vitamin K và nguy cơ gãy xương tăng cao. Kết quả này đưa ra giả thuyết rằng lượng vitamin K2 nạp vào không đủ có thể làm giảm sức mạnh và tính toàn vẹn của xương, khiến trẻ em dễ bị gãy xương hơn, ngay cả khi bị chấn thương nhẹ.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu lâm sàng được tiến hành để nghiên cứu tác động của vitamin K2 đối với quá trình lành xương, cho thấy rằng nồng độ vitamin K thấp ở trẻ em có xu hướng làm tăng nguy cơ gãy xương.
Mặc dù lợi ích tiềm tàng của vitamin K2 đối với quá trình lành xương vẫn chưa được khẳng định rõ ràng, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để đánh giá kết quả xem liệu việc kết hợp bổ sung vitamin K2 và D3 có thể ảnh hưởng tích cực đến quá trình này hay không.
Hệ quả của thiếu hụt vitamin K2
Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây những ảnh hưởng đáng kể đối với sức khỏe xương của trẻ em. Một số yếu tố có thể góp phần gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin K2 ở trẻ em, bao gồm chế độ ăn uống không đầy đủ, kém hấp thu do các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn và sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh và glucocorticoid.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em mắc bệnh thận mạn tính, xơ nang, bệnh viêm ruột và những trẻ đang điều trị bằng kháng sinh hoặc glucocorticoid trong thời gian dài đặc biệt dễ bị thiếu hụt vitamin K2. Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến tình trạng khoáng hóa xương suy giảm khiến xương yếu, tăng nguy cơ gãy xương và gây ra hậu quả lâu dài đối với sức khỏe xương.
Lời khuyên của Chuyên gia dinh dưỡng VIAM
Vitamin K2 đóng vai trò quan trọng đối với sự chắc khỏe xương của trẻ em. Bằng cách thúc đẩy quá trình carboxyl hóa osteocalcin, tích tụ collagen và khoáng hóa xương, vitamin K2 góp phần vào sự phát triển của xương chắc khỏe ở trẻ em. Việc bổ sung đủ vitamin K2 (phối hợp cùng vitamin D3) cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên là điều cần thiết để phòng chống bệnh còi xương trẻ em, cũng như đạt được khối lượng xương đỉnh và giảm nguy cơ gãy xương và loãng xương sau này. Cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi tiến hành bổ sung vitamin K2 cho trẻ.
Tài liệu tham khảo
Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, sử dụng thực phẩm giàu iod, tránh căng thẳng…là những cách giúp bạn kiểm soát hoặc ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp hiệu quả.
Tình trạng rối loạn lo âu có thể dẫn tới các triệu chứng như căng thẳng, khó tập trung, run tay và căng cơ. Đặc biệt, nếu bản thân bạn đã gặp phải các tình trạng gây run tay, lo lắng quá mức sẽ càng khiến các cơn run trở nên rõ rệt, nghiêm trọng hơn.
Thuốc kháng sinh là loại thuốc quan trọng, giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhưng những loại thuốc theo toa này có thể gây ra vấn đề với các tình trạng tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp (RA).
Nghiên cứu mới ở Mỹ cho biết, anh chị cả (con đầu lòng) hoặc con một trong nhà, dễ bị trầm cảm và rối loạn lo âu ở trẻ em từ khi 8 tuổi.
Cho dù pháp luật chưa cho phép buôn bán và sử dụng, thuốc lá điện tử vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường. Loại thuốc lá này chứa nhiều độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại được giới trẻ ưa thích sử dụng và đang có chiều hướng gia tăng.
Bí mật đằng sau việc chỉ ăn trái cây vào buổi tối: Tại sao nó lại không tốt như bạn nghĩ?
Bệnh loãng xương là tình trạng mất khối lượng và chất lượng xương. Theo thống kê của Quỹ loãng xương quốc gia Hoa Kỳ, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người tại Hoa Kỳ, trong đó 80% là phụ nữ.
Nghiên cứu cho thấy, năm 44 tuổi và 60 tuổi là hai mốc thời gian khiến cơ thể người lão hóa nhanh chóng. Vì thế ngay từ sớm, người ngoài 40 tuổi cần tập thể dục kháng lực để đẩy lùi tốc độ lão hóa.