Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu việc bổ sung vitamin K thông qua bài viết dưới đây.

 

Vitamin K, K1 hay K2?

Vitamin K là một loại vitamin tan trong dầu bao gồm 3 dạng là vitamin K1, K2 và K3, với nguồn cung cấp và chức năng khác biệt.

Vitamin K1 (phylloquinone) được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật, ví dụ như rau xà lách, cải xoăn, tham gia chủ yếu vào quá trình đông máu.

Vitamin K2 (menaquinones) được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm động vật và thực phẩm lên men, như phô mai và đậu nành lên men. Vitamin K2 được chia thành các phân nhóm phụ từ MK4 đến MK13, phụ thuộc vào độ dài chuỗi bên trong cấu trúc phân tử. Vitamin K2 đóng vai trò rất quan trọng trọng cấu trúc xương và sức khỏe tim mạch. Với trẻ em, vitamin K2 có khả năng kích hoạt các protein, giúp hỗ trợ canxi đi vào xương và răng, giúp răng chắc khỏe. Với người trưởng thành và người cao tuổi, ngoài các tác dụng lên xương, vitamin K2 còn ngăn ngừa tình trạng lắng đọng canxi tại các mạch máu, từ đó làm giảm các nguy cơ bệnh tim mạch, xơ vữa động mạnh.

Bên cạnh đó, vitamin K1 và K2 còn khác nhau về cách hấp thu. Vitamin K1 được hấp thu tốt hơn ở gan trong khi vitamin K2, đặc biệt là MK7 và MK4 được phân phối hiệu quả hơn ở xương và mạch máu, do đó có vai trò rộng hơn đối với sức khỏe nói chung.

Đọc thêm: Tại sao trẻ sơ sinh cần tiêm vitamin K?

Tác động của Vitamin K với sức khỏe trẻ em

Vitamin K, cả K1 và K2 đều quan trọng đối với sức khỏe trẻ em.

Khi mới sinh, trẻ sơ sinh có nguồn dự trữ vitamin K rất thấp. Do vậy, tất cả trẻ sơ sinh được khuyến nghị tiêm 1 liều vitamin K ngay sau khi sinh để dự phòng tình trạng xuất huyết do thiếu vitamin K. Sau giai đoạn sơ sinh, vitamin K lại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của trẻ thông qua quá trình khoáng hóa xương, giảm nguy cơ gãy xương và sau này là giảm nguy cơ loãng xương khi về già.

Bổ sung đủ vitamin K trong suốt thời thơ ấu có liên quan đến việc có mật độ xương tốt hơn và giảm nguy cơ các vấn đề về xương ở thanh thiếu niên và người trưởng thành sau này.

Premium Vector | Cute little girl holding fruit and vitamin card

Nhu cầu vitamin K cho trẻ em

Cho đến nay, vẫn chưa có khuyến nghị cụ thể về hàm lượng vitamin K1 hoặc K2 dành cho trẻ em. Các khuyến nghị đều đưa ra mức khuyến nghị chung về vitamin K dành cho trẻ em, tuy nhiên, ngưỡng vitamin K có khác nhau giữa các quốc gia, tổ chức, do đặc điểm về thói quen ăn uống khác nhau (xem bảng dưới).

Nhu cầu khuyến nghị vitamin K (mcg/ngày)

Việt Nam

NIH

WHO/FAO

Government of Canada

0-5 tháng

0-6 tháng

0-6 tháng

0-6 tháng

4

2

5

2

6-12 tháng

7-12 tháng

7-12 tháng

7-12 tháng

7

2.5

10

2.5

1-2 tuổi

1-3 tuổi

1-3 tuổi

1-3 tuổi

60

30

15

30

3- 5 tuổi

4-8 tuổi

4-6 tuổi

4-8 tuổi

70

55

20

55

6-7 tuổi

9-13 tuổi

7-9 tuổi

9-13 tuổi

85

60

25

60

8-9 tuổi

14-18 tuổi

10-18 tuổi

14-18 tuổi

100

75

35-55

75

10-11 tuổi

 

 

 

120

 

 

 

12-14 tuổi

 

 

 

150

 

 

 

15-17 tuổi

 

 

 

160

 

 

 

Tuy nhiên, chưa có khuyến nghị thống nhất về nhu cầu của vitamin K2 nói riêng. Người trưởng thành có thể bổ sung từ 90-120mcg vitamin K, nhưng lượng khuyến nghị này dựa trên nhu cầu vitamin K1 cần để dự phòng tình trạng xuất huyết. Các nghiên cứu về hiệu quả của vitamin K2 thường sử dụng liều từ 10-45mcg, nhưng trong chế độ ăn thông thường, khoảng 90% vitamin K tiêu thụ là vitamin K1.

Đọc thêm: Có hay không tình trạng thừa vitamin K2?

Chế độ ăn giàu vitamin K cho trẻ

Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ cần đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin K1 (trong các loại rau xanh) và vitamin K2 (trong các thực phẩm lên men và một số thực phẩm nguồn gốc động vật).

Các loại rau lá xanh giàu vitamin K1 bao gồm:

  • cải xoăn: khoảng 817mcg vitamin K/100g
  • rau chân vịt (rau bina): 483mcg/100g
  • bông cải xanh: 141mcg/100g
  • bắp cải: 109mcg/100g,
  • cải rổ (cải làn) 407mcg/100g

Các loại thực phẩm giàu vitamin K2 bao gồm:

  • Lòng đỏ trứng: 34mcg
  • Sữa nguyên kem: 1,3mcg
  • Gan lợn: 7,8mcg
  • Ức vịt: 5,5mcg
  • Gan  gà: 13mcg
  • Thịt bò băm: 9,4mcg

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe LineaBon K2 + D3

Bổ sung vitamin K cho trẻ em

Với những trẻ mà chế độ ăn không thể cung cấp đủ lượng vitamin K cần thiết, có thể cân nhắc tới việc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung dưới dạng viên, siro hoặc viên nhai được thiết kế đặc biệt cho trẻ em.

Vitamin K thường có mặt trong hầu hết các sản phẩm bổ sung đa vi chất với liều lượng khoảng 75% nhu cầu khuyến nghị. Thực phẩm bổ sung có thể chứa vitamin K đơn thuần hoặc phối hợp với các loại vitamin và khoáng chất khác, thường là canxi, vitamin D và/hoặc magie. Cả vitamin K1 dưới dạng phyllloquinone hoặc phytonadione (dạng tổng hợp của vitamin K1) và vitamin K2 (dưới dạng MK4 và MK7) đều có thể được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm bổ sung.

Hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng trước khi bổ sung bất cứ loại thực phẩm chức năng nào để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng, chủng loại và phù hợp với nhu cầu của trẻ. 

Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lineabon K2+D3 do công ty Dược phẩm An Minh nhập khẩu và phân phối có chứa vitamin D3 và vitamin K2 dưới dạng MK7, phù hợp sử dụng cho trẻ em và người lớn cần phải bổ sung vitamin D3, K2, người có nguy cơ loãng xương. 

Tài liệu tham khảo 

  • Turck, D., Bresson, L., Burlingame, B., Dean, T., Fairweather-Tait, S., Heinonen, M., Hirsch-Ernst, K. I., Mangelsdorf, I., McArdle, H. J., Naska, A., Nowicka, G., Pentieva, K., Sanz, Y., Siani, A., Sjödin, A., Stern, M., Tomé, D., Loveren, H. V., Vinceti, M., . . . Neuhäuser-Berthold, M. (2017). Dietary reference values for vitamin K. EFSA Journal15(5)e04780. https://doi.org/10.2903/j.efsa.2017.4780

  • Turck, D., Bresson, L., Burlingame, B., Dean, T., Fairweather-Tait, S., Heinonen, M., Hirsch-Ernst, K. I., Mangelsdorf, I., McArdle, H. J., Naska, A., Nowicka, G., Pentieva, K., Sanz, Y., Siani, A., Sjödin, A., Stern, M., Tomé, D., Loveren, H. V., Vinceti, M., . . . Neuhäuser-Berthold, M. (2017). Dietary reference values for vitamin K. EFSA Journal15(5)e04780. https://doi.org/10.2903/j.efsa.2017.4780

 

Ts. Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm