Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thừa cân béo phì ở trẻ em

Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Thực trạng

Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam đang gia tăng đáng kể, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Từ những nghiên cứu từ đầu những năm 2000, tỷ lệ béo phì ở trẻ 6 và 7 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 3 năm. Đến năm 2010, tỷ lệ thừa cân ở trẻ em đã lên tới 8,5%, và tăng nhanh đến mức báo động 19,0% vào năm 2020. Sự chênh lệch giữa khu vực thành thị (26,8%) và nông thôn (18,3%) cũng ngày càng rõ rệt, cho thấy tác động của lối sống đô thị đến sức khỏe trẻ em. Thừa cân, béo phì đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, tình trạng này sẽ tiếp tục gia tăng, gây gánh nặng cho hệ thống y tế và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của thế hệ tương lai.

Nguy cơ của thừa cân và béo phì

Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do chế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng. Người ta nhận thấy 60% - 80% trường hợp béo phì là do nguyên nhân dinh dưỡng.

Các nguyên nhân khác:

  • Rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
  • Gen và các yếu tố gia đình.
  • Ít hoạt động hơn những trẻ cùng lứa tuổi, kém nhanh nhẹn và đôi khi còn xấu hổ hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao.
  • Một số nguyên nhân khác cũng đã được các nghiên cứu đề cập đến như yếu tố giấc ngủ (ngủ muộn), trẻ có tiền sử suy dinh dưỡng bào thai, trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ em.

Hậu quả của béo phì

Thừa cân và béo phì ở trẻ em gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nó kéo dài và gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ và một số loại ung thư. Béo phì còn làm chậm sự phát triển của trẻ, gây tổn thương tâm lý như tự ti, nhút nhát và học kém. Ngoài ra, nó cũng tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong, bao gồm rối loạn đường huyết, kháng insulin, tiểu đường type 2, rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ, rối loạn tiêu hóa, ngừng thở khi ngủ và buồng trứng đa nang sau này.

Giải pháp can thiệp phòng chống thừa cân béo phì

Phòng ngừa béo phì ở trẻ em có vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ béo phì ở người lớn, giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính không lây như bệnh tim mạch, cao huyết áp và giảm chi phí y tế. Điều trị béo phì khó khăn, tốn kém và ít hiệu quả. Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010 đã ưu tiên phòng chống béo phì và các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng, với mục tiêu nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý cho người dân. Trong chiến lược này thì giáo dục dinh dưỡng được đặt vào vị trí ưu tiên với mục tiêu cụ thể là người dân được nâng cao về kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý.

Giải pháp can thiệp dinh dưỡng

Việc xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ là cần thiết, nhưng không nhằm mục đích cắt giảm năng lượng tối đa như trong điều trị thừa cân béo phì ở người lớn. Trẻ đều cần ăn đủ năng lượng phù hợp với sự phát triển chiều cao của trẻ, đặc biệt là đảm bảo lượng đạm và canxi cần thiết từ sữa, thịt, cá, trứng, v.v. Thay vào đó, cần hạn chế thực phẩm giàu calo như dầu mỡ, thực phẩm xào, rán, đồ ngọt và thực phẩm calo rỗng như bánh, kẹo, snack, nước ngọt có ga. Nguyên tắc chế độ ăn cho học sinh tiểu học bao gồm ăn đa dạng thực phẩm, ưu tiên sử dụng thực phẩm địa phương và theo mùa, cân bằng giữa đạm động vật và thực vật, hạn chế muối và đường tinh luyện, uống đủ nước, và cân bằng giữa ăn ở nhà trường và ăn gia đình.

Xem: Ăn nhiều thức ăn nhanh có gây bệnh tim không?

Nhu cầu khuyến nghị năng lượng cho trẻ trong độ tuổi tiểu học Việt Nam như sau:

  • 6-7 tuổi: 1570 kcal/ngày với nam, 1460kcal/ngày với nữ
  • 8-9 tuổi: 1820kcal/ngày với nam, 1730 kcal/ngày với nữ
  • 10-11 tuổi: 2150 kcal/ngày với nam, 1980 kcal/ngày với nữ

Giải pháp can thiệp tăng cường vận động

- Khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi,hướng dẫn trẻ tìm được môn thể thao ưa thích sẽ giúp trẻ hứng thú hơn.

- Khuyến khích trẻ tham gia giúp cha mẹ một số công việc nhà. Khuyến khích trẻ đi bộ đến lớp nếu ở gần trường học, không dùng cầu thang máy mà đi cầu thang bộ.

- Cần hạn chế thời gian trẻ ngồi xem tivi, trò chơi điện tử dưới 1 giờ/ngày.

Giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục dinh dưỡng

Truyền thông giáo dục dinh dưỡng (TTGDDD) là những hoạt động nhằm cải thiện kiến thức, thái độ và hành vi của các nhóm đối tượng về vấn đề dinh dưỡng. Mục tiêu là cải thiện tình trạng dinh dưỡng và phòng ngừa bệnh liên quan đối với các nhóm đối tượng trong cộng đồng.

1. Đối với học sinh:

  • Giáo dục về nguyên nhân và hậu quả của thừa cân, béo phì.
  • Hướng dẫn lựa chọn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng; ăn uống điều độ; hạn chế đồ uống có ga và thức ăn nhiều mỡ; tăng cường ăn rau, quả và vận động.

2. Đối với cán bộ nhà trường:

  • Cán bộ y tế: Hướng dẫn đo cân nặng, chiều cao, theo dõi thể lực học sinh bằng BMI theo độ tuổi và giới tính.
  • Giáo viên thể dục: Dạy các bài tập tăng cường thể lực để ngăn ngừa thừa cân, béo phì.
  • Nhân viên bếp ăn: Hướng dẫn chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thực đơn lành mạnh cho học sinh.

3. Đối với phụ huynh học sinh:

  • Cung cấp thông tin về béo phì và cách phòng ngừa, điều trị.
  • Khuyến khích con em tham gia hoạt động ngoài trời như bơi lội, thể thao, đi bộ.
  • Tổ chức cuộc nói chuyện với phụ huynh có con bị thừa cân, béo phì để tăng cường nhận thức và động viên.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

 
 

 

 

Trương Phan Hồng Hà - Viện y học ứng dụng Việt Nam - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Theo WHO
Bình luận
Tin mới
  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm