Gần đây trên mạng xã hội đang lan truyền một video clip của người tự xưng là "bác sĩ" với nội dung dầu ăn thực vật là loại thực phẩm độc hại. Theo vị “bác sĩ” này dầu thực vật tinh luyện thường phải ép với nhiệt độ cao và áp suất rất lớn nên sẽ thành chất béo transfat, tạo thành gan nhiễm mỡ, lâu dần dẫn đến viêm gan, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan.
Trong dầu ăn thực vật có chứa hàm lượng chất gây viêm, đó chính là Omega 6. Khi mà mất cân bằng giữa Omega 6 và Omega 3 thì sẽ kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể và dẫn đến các bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao và xơ vữa mạch máu. Lý do thứ ba được đưa ra để “kết tội” dầu ăn thực vật là trong quá trình tinh luyện loại dầu này, người ta thường dùng dung môi giống như là xăng - rất độc cho cơ thể của con người.
Những thông tin từ video clip này khiến người tiêu dùng lo lắng, hoang mang, không biết thực hư ra sao. Nhiều người nội trợ đã mách nhau chuyển sang tìm mua dầu thực vật ép thủ công để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Cầu kỳ hơn, có người còn đầu tư hẳn máy ép để tự chế biến dầu thực vật tại nhà.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, những thông tin về sự độc hại của dầu ăn thực vật được chia sẻ trên mạng xã hội là hoàn toàn sai lệch và không khoa học.
BS Trương Hồng Sơn cho biết, hiện nay có hai phương pháp chủ yếu để ép dầu thực vật, đó là ép nhiệt và ép lạnh. Ép nhiệt là phương pháp ép nguyên liệu ở nhiệt độ cao, khoảng 125 độ C và với áp suất lớn. Phương pháp này giúp tăng tỷ lệ thu hồi dầu và không ảnh hưởng đến hàm lượng các vi chất dinh dưỡng như vitamin E, Omega 3 có trong các loại hạt. Ép lạnh là phương pháp ép nguyên liệu ở nhiệt độ thấp, giúp giữ được hương vị và chất dinh dưỡng tự nhiên của dầu. Quá trình ép hạt để lấy dầu không tạo ra chất béo transfat. Chất béo này sẽ sinh ra ở giai đoạn khử mùi, khi dầu được đun ở nhiệt độ khoảng 230 độ C.
Tuy nhiên, hàm lượng chất béo bão hòa trong các loại dầu ăn thực vật tinh luyện thường rất thấp, chỉ ở ngưỡng 1% hoặc 1,5%. Bên cạnh đó, trước khi đưa ra thị trường, sản phẩm dầu ăn thực vật thường phải trải qua quá trình kiểm tra chất lượng theo quy định của cơ quan chức năng. Các tiêu chuẩn kiểm tra bao gồm độ tinh khiết, hàm lượng dinh dưỡng, không chứa tạp chất và an toàn thực phẩm. Do đó, theo TS.BS Trương Hồng Sơn, người tiêu dùng không nên lo lắng về hàm lượng chất béo transfat trong dầu ăn thực vật.
Về thông tin dầu ăn thực vật có chứa nhiều Omega 6 và là tác nhân kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính nguy hiểm, TS.BS Trương Hồng Sơn giải thích, không riêng dầu ăn thực vật mà một số loại hạt như hạt macca, hạt phỉ… cũng có hàm lượng Omega 6 cao hơn rất nhiều so với Omega 3. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào khẳng định sự mất cân bằng giữa hai loại chất béo này trong thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
“Lý tưởng nhất là tỷ lệ Omega 3 và Omega 6 là 1:1 đến 5:1. Tuy nhiên, Omega 6 cũng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe như là giúp cho làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Mục tiêu cân bằng giữa Omega 6 và Omega 3 là cân bằng trong toàn bộ chế độ ăn và trong một quãng thời gian chứ không phải là thực phẩm nào cũng phải phải cân bằng giống như chúng ta mong muốn. Khuyến nghị của chúng tôi là nên tăng cường các thực phẩm giàu Omega 3 trong chế độ ăn hàng ngày như các loại cá béo, cá hồi, cá thu để đảm bảo tỉ lệ cân đối giữa Omega 6 và Omega 3.Nhưng điều đấy không có nghĩa rằng chúng ta áp dụng tỉ lệ này cho từng thực phẩm và nếu không đạt là chúng ta coi thực phẩm đấy có hại cho sức khỏe” – TS.BS Trương Hồng Sơn nói.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cơ bản phòng ngừa và quản lý tăng cholesterol
Về chất dung môi được sử dụng trong quá trình sản xuất dầu ăn, TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết, dầu thô được trộn với dung môi (thường là hexane) để chiết xuất dầu ra khỏi bã. Sau khi quá trình chiết xuất hoàn thành, dung môi sẽ được bốc hơi đến 90% để thu hồi dầu tinh khiết. Phần dư lượng còn lại sẽ tiếp tục được tách ra bằng cách sử dụng hơi nước nóng để hấp thụ hết. Theo quy định, dư lượng dung môi trong dầu ăn phải ở mức rất thấp và về ngưỡng an toàn. Vì vậy, người tiêu dùng cũng không nên quá lo ngại về điều này mà quay lưng với dầu ăn thực vật.
TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng VN. Ảnh: VTCNews
Trước trào lưu nhiều người chuyển sang sử dụng dầu ăn thực vật ép thủ công, chế biến tại nhà, TS.BS Trương Hồng Sơn cho rằng, tuy nhiều người tin tưởng rằng dầu tự ép tốt hơn dầu ăn thực vật được sản xuất công nghiệp song sản phẩm này cũng có thể tiềm ẩn một số nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Tìm hiểu thêm: Chất béo MCT và những điều bạn có thể chưa biết
“Thứ nhất là nguyên liệu có đảm bảo hay không? Ví dụ, các loại hạt, khi bảo quản trong môi trường thông thường thì rất dễ bị nấm mốc và sinh ra các độc tố. Thứ hai là quá trình ép thủ công nếu không khép kín thì các nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra đều tiếp xúc với không khí và nhiệt độ môi trường, do đó dễ bị oxi hóa hơn. Thứ ba, quy trình sản xuất thủ công thì không kiểm soát được các yếu tố về nhiệt độ, áp suất và độ ẩm. Như vậy, dầu thực vật tự ép chưa chắc đã đạt được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Thứ tư là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình ép tại các xưởng ép dầu ăn gia công thì có thể không đảm bảo” – TS. BS Trương Hồng Sơn phân tích.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên người tiêu dùng nên sử dụng cả dầu thực vật và mỡ động vật trong chế độ ăn hàng ngày. Với trẻ em, tỉ lệ mỡ động vật và dầu thực vật là 70 - 30. Người trưởng thành thì tỉ lệ này là 50-50 và người cao tuổi là 30-70. Tuy nhiên, khi tính toán, cân đối lượng chất béo thực vật và động vật cũng cần tính đến lượng mỡ có sẵn trong các loại thịt để đảm bảo chế độ ăn cân bằng, hợp lý.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì, phụ nữ mang thai và cho con bú,… Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Mùa xuân đến, vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của dị ứng phấn hoa.
Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...
Thông tin về sự độc hại của dầu ăn thực vật lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng hoang mang. Chuyên gia y tế khẳng định đây là những thông tin sai lệch, không có cơ sở khoa học.
Cảm giác nóng, bỏng rát đau đớn ở bàn chân – hay hội chứng bỏng rát bàn chân có thể do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau gây ra. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là tổn thương thần kinh ở chân, còn gọi là bệnh thần kinh ngoại biên, thường phát triển ở những người bị tiểu đường. Hầu hết các phương pháp điều trị bỏng rát bàn chân đều tập trung vào việc ngăn ngừa tổn thương thần kinh ở chân và giảm đau. Cùng tìm hiểu về tình trạng này qua bài viết sau đây!
Trên thị trường hiện nay, có hàng trăm sản phẩm sữa khác nhau khiến người tiêu dùng băn khoăn không biết nên chọn sữa thế nào cho phù hợp...
Trimethylaminuria (hay hội chứng cơ thể có mùi cá) là một tình trạng rối loạn chuyển hóa không phổ biến khiến cơ thể có mùi như cá thối. Những người mắc hội chứng này có thể bị trầm cảm và lo âu. Hiện nay không có cách chữa khỏi bệnh. Nhưng vẫn có một số bước nhất định giúp bạn có thể sống chung với bệnh dễ dàng hơn. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
Giữa buổi chiều là thời điểm năng lượng giảm sút và cơn đói lên tiếng, khiến nhiều người thèm những món ăn vặt nhiều đường hoặc dầu mỡ. Để tránh tăng cân và kiểm soát cảm giác thèm ăn, hãy lựa chọn những món ăn lành mạnh, đảm bảo đủ năng lượng mà vẫn 'nhẹ bụng'.
Cà phê là thức uống phổ biến nhất thế giới, với ước tính khoảng 2 tỷ cà phê tách được tiêu thụ mỗi ngày trên toàn cầu.