Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Axit béo omega-3, omega-6 cải thiện kỹ năng đọc cho trẻ?

Theo một nghiên cứu mới từ ĐH Gothenburg, Thụy Điển, nếu con bạn gặp khó khăn về kỹ năng đọc, một giải pháp có thể khắc phục là bổ sung axit béo.

Nghiên cứu do Mats Johnson, tại trung tâm Tâm thần kinh Gillberg, Học viện Sahlgrenska thực hiện. Ông và cộng sự lưu ý rằng nghiên cứu trước đây đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của axit béo omega-3 và axit béo omega-6 lên trẻ tập trung kém và khó đọc. Vì vậy, nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu xem các axit béo này có cải thiện khả năng đọc ở học sinh không.

Mặc dù cơ thể con người có thể tạo ra phần lớn chất béo cần thiết từ các chất béo khác hoặc nguyên liệu thô, song omega-3 và omega-6 là những chất béo thiết yếu cơ thể phải lấy từ thực phẩm.

Những thực phẩm chứa nhiều omega-3 gồm cá, dầu thực vật, hạt, hạt lanh và rau lá xanh. Trong khi đó, phần lớn axit béo omga-6 trong chế độ ăn có nguồn gốc từ dầu thực vật.

Johnson và cộng sự lưu ý rằng các chất béo không bão hòa chuỗi đa bao gồm omega-3 và omega-6 và ảnh hưởng của chúng lên việc học tập và hành vi của trẻ đang ngày càng được tập trung nghiên cứu.

Theo các tác giả, chế độ ăn hiện đại không chứa nhiều omega-3.

John cho biết: “Màng tế bào trong não chủ yếu được tạo thành từ các chất béo không bão hòa chuỗi đa đa và có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng axit béo rất quan trọng để truyền tín hiệu giữa tế bào thần kinh và hệ thống điều chỉnh tín hiệu trong não”.

Trẻ bị các rối loạn tập trung cho thấy có cải thiện lớn hơn

Nghiên cứu này được thực hiện trên 154 học sinh học lớp 3 (9-10 tuổi) ở Tây Thụy Điển.

Các nhà nghiên cứu sau đó đã đánh giá kỹ năng đọc sử dụng bài kiểm tra dựa trên máy tính, được gọi là test Logos. Nó đánh giá tốc độ đọc, khả năng đọc những từ vô nghĩa và từ vựng.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã phân chia ngẫu nhiên trẻ vào nhóm dùng viên bổ sung omega-3 và omega-6 hoặc nhóm uống viên giả dược chứa dầu cọ. Trẻ được uống những viên nang này trong 3 tháng và chúng không biết mình được dùng axit béo hay giả dược.

Kết quả cho thấy sau 3 tháng, kỹ năng đọc của trẻ được bổ sung axit béo đã cải thiện so với trẻ dùng giả dược. Điều này đặc biệt thấy rõ trong khả năng đọc to những từ vô nghĩa và phát âm chuẩn xác và khả năng đọc hàng loạt các chữ một cách nhanh chóng

Mặc dù nghiên cứu bao gồm một số trẻ có những rối loạn chú ý nhẹ nhưng không có bất cứ trẻ nào trong nghiên cứu được chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng trẻ bị các rối loạn tập trung nhẹ có cải thiện lớn hơn trong các bài kiểm tra sau khi bổ sung axit béo, bao gồm đọc nhanh hơn.

Nghiên cứu mù đôi đầu tiên có đối chứng giả dược này chỉ ra rằng omega-3/6 cải thiện khả năng đọc ở trẻ em. Mặc dù nghiên cứu này chỉ ra rằng trẻ em có thể có lợi nhờ việc bổ sung axit béo, nhưng theo các nhà nghiên cứu để chắc chắn hơn về kết quả, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu khác.

BS Nhật Nguyệt - Theo Sức khỏe & Đời sống/MNS
Bình luận
Tin mới
  • 25/06/2025

    Các bệnh về da mùa nắng nóng: Cách phòng tránh và điều trị

    Mùa hè với thời tiết nắng nóng gay gắt không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn tạo điều kiện cho các vấn đề về da bùng phát.

  • 24/06/2025

    Bạn có thể diệt hoặc loại bỏ chấy bằng muối không?

    Chấy là loài côn trùng ký sinh không có cánh, hút máu người và thường được tìm thấy trong tóc và da đầu. Chấy rất phổ biến và lây lan qua tiếp xúc đầu với đầu hoặc dùng chung mũ, bàn chải hoặc lược. Tại Hoa kỳ có tới 12 triệu ca nhiễm chấy mỗi năm. Chấy cái trưởng thành đẻ trứng dính trên thân tóc; trứng nhỏ khó phát hiện, khó loại bỏ. Có một số biện pháp loại bỏ chấy, nhưng dùng muối không phải là biện pháp hiệu quả diệt chấy hoặc trứng chấy.

  • 24/06/2025

    Vì sao trẻ nhỏ và người cao tuổi cần bổ sung vitamin D3 và K2 ở dạng hấp thu cao?

    Trẻ nhỏ và người cao tuổi là 2 nhóm đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc và chế phẩm bổ sung, do chức năng hấp thu, chuyển hóa của hệ tiêu hóa cũng như chức năng thải độc (của gan, thận) chưa hoàn thiện hoặc đã suy giảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.

  • 23/06/2025

    Khi nào cần thay đổi phác đồ điều trị bệnh vảy nến

    Chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị khỏi bệnh vẩy nến. Một số phương pháp điều trị mới có thể bao gồm làm sạch da tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn và tiết kiệm tiền.

  • 23/06/2025

    Độ tinh khiết của nguyên liệu – Yếu tố chìa khóa quyết định hiệu quả của vi chất dinh dưỡng

    Trong ngành dược phẩm và thực phẩm bổ sung, chất lượng nguyên liệu ban đầu để sản xuất các vi chất dinh dưỡng mặc dù có hàm lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm. Một trong những tiêu chí cốt lõi để đánh giá chất lượng nguyên liệu là độ tinh khiết – tức mức độ hoạt chất có lợi so với các tạp chất không mong muốn. Vitamin K2 (MK-7) và vitamin D3 là những vi chất như vậy, chỉ một sai lệch nhỏ về độ tinh khiết cũng có thể làm giảm tác dụng sinh học hoặc gây nguy cơ tích lũy độc tính.

  • 22/06/2025

    Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ

    Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ não bộ khỏi nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.

  • 21/06/2025

    Hội thảo chuyên đề Vitamin K2 & D3: Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng

    Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2025 – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dược phẩm An Minh đã tổ chức thành công hội thảo chuyên đề: “Vitamin K2 & D3 – Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng”.

  • 21/06/2025

    Lẹo mắt có liên quan đến căng thẳng không?

    Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt

Xem thêm