Một bữa ăn sáng cung cấp khoảng 20-30% trên tổng số dinh dưỡng cả ngày là phù hợp với một bệnh nhân đái tháo đường.
Bữa sáng lý tưởng dành cho người bị đái tháo đường là một bữa ăn giàu đạm, ít tinh bột, nhiều chất xơ và bao gồm chất béo lành mạnh.
Tinh bột là một "thủ phạm" khiến lượng đường tăng cao sau ăn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn cần phải tránh hoàn toàn các thực phẩm giàu tinh bột trong bữa sáng.
Các thực phẩm từ ngũ cốc tinh chế như các loại bánh ngọt, ngũ cốc ăn liền, bánh mỳ trắng, miến, đồ nếp… có thể khiến lượng đường huyết tăng nhanh sau khi ăn, do vậy người bệnh đái tháo đường nên hạn chế.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, tinh bột phức tạp có trong ngũ cốc, các loại đậu và các loại rau củ giàu tinh bột thường chứa nhiều chất xơ. Do đó, các thực phẩm này sẽ cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, từ đó khiến đường huyết tăng lên chậm hơn.
Các loại đậu, rau củ chứa tinh bột phức tạp tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Protein là chất dinh dưỡng quan trọng lại ít gây tăng đường máu và giúp tạo cảm giác no lâu cho cơ thể. Vì vậy bữa sáng của người đái tháo đường nên bao gồm đầy đủ lượng đạm.
Những nguồn protein tốt thường có trong: trứng, thịt, cá, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa…
- Chất xơ: Đa số người bệnh đái tháo đường vẫn bỏ qua rau vào bữa sáng. Cho dù là bữa sáng bạn vẫn rất nên bổ sung rau xanh, củ quả hoặc trái cây để giúp lượng đường khi vào cơ thể sẽ tăng lên trong máu một cách từ từ và giúp chúng ta no lâu hơn.
Gợi ý một số loại rau quả tiện lợi, dễ chuẩn bị cho bữa sáng như: Dưa chuột, giá đỗ, salad rau sống…
Ngoài ra hạt chia là loại hạt rất giàu chất xơ. Nếu không kịp chuẩn bị rau cho bữa sáng, người bệnh đái tháo đường có thể lựa chọn hạt chia thay thế để bổ sung lượng chất xơ thiếu hụt.
Chất béo tốt rất có lợi cho hệ tim mạch, giúp hòa tan các vitamin A, D, E, K đồng thời giúp duy trì cảm giác no lâu mà lại không làm tăng đường máu. Do vậy bữa sáng của người bệnh đái tháo đường không nên bỏ qua thành phần quan trọng này.
Nguồn chất béo lành mạnh có trong các loại thực phẩm sau: quả bơ, dầu olive, các loại cá béo, các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, macca, hạt lạc…).
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh.
Mỗi bữa sáng của người bệnh đái tháo đường nên bao gồm 30-45g carbohydrat, có thể cần đến 60g tùy trọng lượng cơ thể và nhu cầu được tính bởi các chuyên gia dinh dưỡng.
Sau đây là một số thực đơn cho bữa sáng lành mạnh, người bệnh đái tháo đường có thể tham khảo áp dụng tùy điều kiện và khẩu vị của từng người.
- Thực đơn 1:
- Thực đơn 2:
- Thực đơn 3:
- Thực đơn 4:
Thực đơn bánh mỳ kẹp trứng và rau.
- Thực đơn 5:
Lưu ý:
- 1 phần sữa/chế phẩm từ sữa tương đương với:
+ 200ml sữa tươi không đường
+ 1 hộp sữa chua không đường 100g
+ 2 miếng phô mai tam giác 15g
- Một phần trái cây chỉ khoảng lượng nằm trong lòng bàn tay của bạn. (Ví dụ: 1 trái quýt, nửa trái cam, nửa trái ổi to, 1 trái chuối nhỏ, ½ trái chuối lớn, 1 múi bưởi lớn hay nửa trái táo… hoặc khoảng một nửa chén trái cây hỗn hợp).
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 loại trái cây giàu chất xơ người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn hàng ngày.
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?