Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đi bộ, dù chưa đến 10.000 bước chân/ngày cũng giúp cải thiện trí nhớ

Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng, thậm chí chỉ cần 3.826 bước chân mỗi ngày cũng có thể giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, con số tối ưu là đi bộ 9.826 bước chân/ngày.

Tin vui đối với những ai trong chúng ta không đạt mục tiêu đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày như khuyến nghị là: chỉ cần đi bộ từ 3.800-9.800 bước, bạn cũng giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, theo một nghiên cứu mới ở người trưởng thành tại Anh quốc.

Nghiên cứu đăng tải mới đây trên tạp chí thần kinh JAMA Neurology thể hiện tầm quan trọng của đi bộ trong việc ngăn ngừa nguy cơ sa sút trí tuệ.

Theo các tác giả, việc đeo đồng hồ đếm bước chân là cách dễ dàng để khích lệ người dân đi bộ và thường được sử dụng để hình thành lối sống lành mạnh hơn.

Vậy đi bộ bao nhiêu bước chân là tốt nhất để ngăn ngừa sa sút trí tuệ?

Đi bộ, dù chưa đến 10.000 bước chân/ngày giảm nguy cơ sa sút trí tuệ - Ảnh 2.

Đi bộ góp phần phòng ngừa các bệnh sa sút trí tuệ, chẳng hạn như Alzheimer.

Theo CDC Mỹ, sa sút trí tuệ là thuật ngữ chung để chỉ sự suy giảm khả năng nhớ, khả năng suy nghĩ hoặc ra quyết định liên quan tới hoạt động nhận thức hay sinh hoạt hàng ngày. Ước tính, khoảng 5,8 triệu người Mỹ bị sa sút trí tuệ, trong đó bệnh Alzheimer là phổ biến nhất.

Dự báo tới năm 2060, sẽ có khoảng 14 triệu người Mỹ mắc bệnh Alzheimer, trong đó tỷ lệ tăng cao nhất ở cộng đồng người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha.

Số lượng phụ nữ mắc Alzheimer dự báo sẽ gấp đôi nam giới, do phụ nữ sống lâu hơn. Vì sa sút trí tuệ là bệnh của tuổi già, tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới, nên phụ nữ sẽ mắc bệnh này nhiều hơn.

Đi bộ 9.826 bước chân mỗi ngày là con số tối ưu giúp não bộ tinh anh

78.430 người đã tham gia vào nghiên cứu kéo dài nhiều năm của ngân hàng sinh học Anh quốc (UK Biobank). Những người này từ 40-79 tuổi, với độ tuổi bình quân là 61. Trong số này, 55% là nữ giới, 97% là người da trắng.

Các nhà nghiên cứu đánh giá tổng số bước chân mỗi ngày được ghi lại nhờ thiết bị theo dõi bước chân đeo ở cổ tay. Thiết bị này cũng đánh giá những bước chân "vô tình" (ít hơn 40 bước/phút) và bước chân nhằm mục đích đi bộ rõ rệt (40 bước trở lên/phút), số bước chân bình quân trong 30 phút nhịp độ cao nhất trong ngày, không nhất thiết liên tục.

Thời gian theo dõi bình quân đối với số người tham gia thí nghiệm là 6,9 năm. Trong số này, chỉ có 866 người mắc chứng sa sút trí tuệ (được đánh giá dựa trên hồ sơ bệnh án).

Phân tích trên cho thấy: 9.826 bước chân mỗi ngày là con số tối ưu, giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ cao nhất, hiệu quả nhất.

Số bước chân tối thiểu, hiệu quả bằng một nửa con số tối ưu, là 3.826 bước chân/ngày, theo các tác giả.

Theo Mayo Clinic, một người Mỹ trung bình đi bộ khoảng 3.000 - 4.000 bước chân mỗi ngày (tương đương 2,4 km - 3,2 km/ngày).

Theo các tác giả nghiên cứu, kể cả cường độ đi bộ cũng tạo nên sự khác biệt. Nhịp độ tối ưu đối với 30 phút đi bộ tích cực nhất trong ngày là 112 bước chân/phút.

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí quốc tế về dinh dưỡng hành vi và hoạt động thể chất (International Journal of Behavioral Nutrition and Physical Activity) tháng 1/2019 cho thấy:

  • Đi bộ khoảng 100 bước/phút được coi là nhịp độ vừa phải.
  • Đi bộ lên tới 130 bước/phút được coi là cường độ cao, bởi chạy bắt đầu với nhịp độ 140 bước/phút.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/09/2023

    Bổ sung quá nhiều vitamin D có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

    Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin D quá liều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

  • 21/09/2023

    Cách quản lý căng thẳng khi bước vào năm học

    Căng thẳng khiến trẻ em không thể học tập và người lớn không thể thực hiện được công việc của mình. Đó là lý do tại sao trẻ em và người lớn phải được dạy cách nhận biết về các dấu hiệu, triệu chứng của lo âu và trầm cảm, đồng thời nỗ lực phát triển các công cụ chống lại các tác nhân gây căng thẳng.

  • 21/09/2023

    8 dấu hiệu cảnh báo tim bạn không khỏe

    Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những "kẻ sát nhân thầm lặng" vì thường diễn biến âm thầm. Vì vậy, nếu đột nhiên gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần thận trọng.

  • 21/09/2023

    Tóc bạc sớm cảnh báo một số vấn đề sức khỏe

    Melanin là sắc tố mang lại màu sắc cho tóc. Khi nhiều tuổi, việc sản xuất melanin giảm dần, dẫn đến tóc dần mất màu và chuyển bạc. Tuy nhiên, nếu tóc bạc sớm hơn tuổi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe.

  • 21/09/2023

    6 động tác giãn cơ giúp thả lỏng cơ lưng mỗi ngày

    Với dân văn phòng, người có đặc thù công việc ngồi trên 40 tiếng mỗi tuần, vùng lưng rất dễ đau nhức, căng mỏi. Một vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng sau giúp bạn thả lỏng cơ lưng sau mỗi ngày làm việc.

  • 21/09/2023

    Dậy thì sớm ở trẻ em

    Nghiên cứu gần đây cho thấy dậy thì có thể xảy ra sớm hơn đối với cả bé trai và bé gái. Trung bình, bé gái sẽ bắt đầu dậy thì vào khoảng 11 tuổi và bé trai vào khoảng 12 tuổi. Nếu dậy thì bắt đầu sớm hơn, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dậy thì sớm. Tình trạng này xảy ra trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Cần tìm hiểu lý do tại sao tuổi dậy thì có thể xảy ra sớm hơn, các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng này.

  • 21/09/2023

    8 thực phẩm cần tránh trước cuộc "yêu"

    Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến "chuyện ấy". Lưu ý tránh ăn một số thực phẩm sau trước cuộc "yêu" để không làm gián đoạn sự thăng hoa.

  • 21/09/2023

    10 thực phẩm giúp trẻ em khỏe mạnh và tăng cường trí não

    Dinh dưỡng đúng không chỉ tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ mà còn tác động tích cực đến hoạt động não bộ. Cha mẹ có thể tham khảo 10 loại thực phẩm giúp tăng cường trí não.

Xem thêm