Toàn cảnh Hội nghị khoa học thường niên toàn quốc 2022 của Tổng hội Y học Việt Nam với chủ đề “Nghiên cứu và ứng dụng trong y học”
Diễn ra vào ngày 25/11 theo hình thức trực tiếp (tại Hà Nội) và trực tuyến trên toàn quốc, Hội nghị quy tụ đông đảo đại biểu của 54 Hội chuyên khoa Trung ương, 58 Hội Y học địa phương, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Tổng hội và đại diện các tổ chức trực thuộc Tổng hội. Ngoài ra, đến tham dự còn có nhiều khách mời đại diện cho Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ ban Xã hội – Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội, Bộ Nội vụ, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam… cũng như các nhà khoa học đang công tác tại Trường đại học, Viện nghiên cứu, bệnh viện và các đơn vị y tế trên toàn quốc.
Hội nghị đã thu hút nhiều tham luận giá trị, thiết thực, cập nhật những xu hướng mới nhất của Việt Nam và thế giới trong chẩn đoán, điều trị bệnh, cung cấp nguồn thông tin tham khảo bổ ích, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên, qua đó góp phần vào công tác bảo vệ, cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Đặc biệt, nhằm thiết thực chăm lo cho sức khoẻ hội viên, những người đang từng ngày từng giờ vững vàng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, ngay tại sự kiện, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Viện Di truyền Y học - Gene Solutions triển khai hoạt động tầm soát, phát hiện sớm 5 loại ung thư phổ biến cho hơn 200 hội viên tham dự Hội nghị khoa học lần này với công nghệ SPOT-MASTM - ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ 2 phát hiện DNA tế bào ung thư do khối u phóng thích vào trong máu (ctDNA). Với hoạt động thiết thực này, Tổng hội Y học Việt Nam mong muốn nâng cao nhận thức, nhất là lan tỏa thói quen tầm soát sớm ung thư cho cộng đồng, xã hội, để hướng đến một xã hội không còn nỗi lo ung thư – hiện đã trở thành một gánh nặng y tế lớn cho xã hội.
Chung tay đẩy lùi ung thư nhờ công nghệ gen
Tham gia tại Phiên hội thảo chuyên đề “Bệnh không lây nhiễm”, báo cáo viên đến từ Viện Di truyền Y học – Gene Solutions đã trình bày bài “Ứng dụng công nghệ gen trong tầm soát sớm ung thư”, trong đó nổi bật là việc ứng dụng công nghệ SPOT-MASTM trong tầm soát sớm ung thư . Theo đó, từ 2018, Viện Di truyền Y học - Gene Solutions đã triển khai nghiên cứu SPOT-MAS theo đúng chuẩn mực của nghiên cứu khoa học quốc tế. Tiếp đó, SPOT-MASTM đã được lượng giá thông qua Chương trình K-DETEK với sự tham gia của 13 bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam như Bệnh viện K, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện 115, Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ…
Ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ 2, công nghệ SPOT-MAS do Viện Di truyền Y học - Gene Solutions phát triển giúp có thể phát hiện ctDNA trong máu (đây được xem là công nghệ “lõi” trong xét nghiệm gene hỗ trợ phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và công nghệ này hiện đang là xu hướng toàn cầu trong tầm soát ung thư ở giai đoạn sớm và được các quốc gia phát triển đặt kỳ vọng cao để có thể triển khai trên diện rộng trong một tương lai rất gần). Với ưu điểm không xâm lấn, thuận tiện và đơn giản với chỉ một thu máu qua đường tình mạch, SPOT-MAS cho phép phát hiện 5 loại ung thư phổ biến nhất gồm gan, phổi, vú, đại trực tràng và dạ dày, với độ đặc hiệu 95,9% (Tạp chí Y học, T4/2022).
TS.BS. Nguyễn Duy Sinh cũng lưu ý, phân tích ctDNA không giúp phát hiện được tất cả các bệnh ung thư và nên được dùng bổ sung, chứ không thay thế các phương pháp chẩn đoán là chuẩn vàng trong y học hiện nay. Công nghệ này cũng có những tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ bệnh nhân nhất định chứ không áp dụng cho tất cả những người có nhu cầu (như không làm xét nghiệm đối với phụ nữ có thai, bệnh nhân ung thư hay người từ 21 tuổi trở xuống; khuyến nghị áp dụng với người trưởng thành có nguy cơ ung thư cao như người từ 40 tuổi trở lên nhằm phát hiện dấu hiệu của tế bào ung thư và dự đoán vị trí của khối u trong cơ thể…).
Đồng chủ trì phiên hội thảo chuyên đề “Bệnh không lây nhiễm”, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dung - Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội Y học Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, báo cáo của Viện Di truyền Y học – Gene Solutions cho thấy một xu hướng mới trong chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư. “Ấn tượng đặc biệt là chúng ta không chỉ tiếp thu thành quả của các nước mà còn nghiên cứu trên dữ liệu của người Việt Nam. Chúng tôi hy vọng phương pháp này sẽ được áp dụng rộng rãi với giá thành phải chăng. Như vậy, nhiều người dân Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp cận, phát hiện sớm ung thư”, PGS Ngọc Dung cho hay.
BS Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Tổng Giám đốc điều hành kiêm Đồng sáng lập Gene Solutions chia sẻ: “Đồng hành với Tổng hội Y học Việt Nam tại Hội nghị lần này cũng như việc triển khai các gói tầm soát sớm 05 loại ung thư phổ biến cho hội viên của Tổng hội và các hội thành viên không nằm ngoài các hoạt động nhằm lan tỏa các thành tựu nghiên cứu khoa học cũng như trách nhiệm cộng đồng của Viện Di truyền Y học - Gene Solutions trong nhiều năm qua. Chúng tôi luôn mong muốn chung tay chăm sóc sức khỏe cho nhiều hơn nữa các cán bộ, nhân viên y tế - những người đã dành phần lớn thời gian và chuyên môn của mình để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng”.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.