Hơn nữa, việc luyện ngủ vốn dĩ không hề dễ dàng và cần có thời gian, nỗ lực và sự nhất quán đến từ phía cha mẹ. Nếu bạn đang muốn thử luyện ngủ cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thì đây là 5 mẹo mà bạn nên thử.
Mẹo số 1: Cho trẻ ăn no
Trong sáu tuần đầu, thời gian ăn/bú của trẻ có thể kéo dài từ 20 đến 40 phút. Nhưng trẻ sơ sinh có thể sẽ mải ngủ và sẽ buồn ngủ ngay sau khi mới bú được khoảng 10 phút, đặc biệt là với những trẻ bú mẹ và được mẹ bế vào lòng. Tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng tập ngủ cho trẻ, thì điều quan trọng là bạn phải cố gắng và tạo cho chúng thói quen hoàn thành cữ bú hoặc thức trong toàn bộ thời gian cho bú. Trẻ ăn no sẽ tự động bỏ cữ bú đêm và có thể ngủ xuyên đêm mà không dậy đòi ăn.
Nếu trẻ ngủ thiếp đi khi đang được cho bú, lời khuyên cho bạn chỉ nên dành 10 đến 15 phút để đánh thức trẻ dậy hoàn thành bữa ăn. Nếu trẻ không chịu thức dậy bú nốt sau 15 phút, cũng không sao cả. Nhưng cố gắng không để trẻ ngủ quên quá 3 lần bú trong ngày.
Mẹo số 2: Thiết lập thói quen ngủ càng sớm càng tốt
Trẻ sơ sinh thích sinh hoạt theo thói quen để hiểu được những gì đang diễn ra xung quanh minh. Do vậy, bạn cần tạo cho trẻ những thói quen cho cả giờ ngủ trưa, ngủ tổi và cả những giấc ngủ ngắn ban ngày. Việc áp dụng những thói quen này càng nhanh càng tốt cũng quan trọng không kém để bạn sớm tạo thói quen cho chúng.
Các thói quen bạn có thể tạo cho trẻ trước những giấc ngủ ngắn có thể bao gồm:
Trong khi đó, thói quen trước khi đi ngủ trưa và ngủ tối có thể bao gồm:
Cố gắng duy trì môi trường ngủ giống nhau mỗi khi trẻ ngủ trưa hoặc tối. Bằng cách này, trẻ sẽ quen với việc thức dậy ở cùng một vị trí mỗi ngày.
Nếu mục tiêu của bạn là để em bé chợp mắt và ngủ cả đêm trong nôi, bạn cần bắt đầu từ từ giới thiệu khu vực ngủ mới này cho trẻ.
Mẹo số 4: Cố định giờ ngủ ngắn của trẻ.
Điều quan trọng là bạn phải cố gắng và duy trì cho trẻ một lịch trình ngủ khá đều đặn. Điều này có nghĩa là các giấc ngủ ngắn nên kéo dài ít nhất 30 đến 45 phút nhưng không quá 3 giờ.
Nếu con bạn không ngủ đủ giấc, có thể khiến chúng trở nên mệt mỏi, quấy khóc và khó đi vào giấc ngủ và khó ngủ vào buổi tối.
Tuy nhiên, ngủ trưa quá nhiều cũng không tốt và có thể khiến trẻ khó ngủ vào buổi tối hoặc thức dậy quá sớm vào ngày hôm sau
Mẹo số 5: Thiết lập cả thói quen ăn và chơi của trẻ
Ngoài việc thiết lập thói quen khi ngủ cho trẻ, bạn cũng cần thiết lập cả thói quen khi ăn và khi chơi cho trẻ.
Nhưng cho dù là thói quen nào, thì tính nhất quán vẫn là một điều quan trọng. Giống như thói quen khi trẻ chuẩn bị ngủ trưa hoặc đi ngủ vào ban đêm, thực hành thường xuyên các thói quen khi ăn và khi chơi sẽ giúp trẻ hiểu điều gì sắp xảy ra tiếp theo.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ ngủ càng nhiều thì càng cao?
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.