Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày. Bệnh tiêu chảy cấp có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn. Bệnh hay bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp, trong đó có nguyên nhân do vi rut, do nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng và một số nguyên nhân khác như dùng kháng sinh... trong đó nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là bệnh tả). Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nguồn nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân.
Trường hợp có nguy cơ cao dễ mắc bệnh tiêu chảy là người ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy dễ mắc bệnh nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh; dân cư tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối...; sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Những người có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, dân cư tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt cũng dễ mắc bệnh.
Khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ thường mất nước. Do đó, cha mẹ cần bổ sung nước cho trẻ càng nhiều càng tốt.
Bệnh có một số triệu chứng điển hình như đầy bụng, sôi bụng; tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo); nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh... và có thể dẫn đến tử vong.
Tiêu chảy do vi khuẩn: liên quan mật thiết đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Vibrio cholerae, E. coli, Clostridium difficile, tụ cầu (phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân). Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia (phân thường có nhầy, đôi khi có máu). Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là: sốt, nôn, đau bụng và tiêu chảy nhiều lần/ngày.
Đây là những gì bạn cần biết về châm cứu cũng như những lợi ích, rủi ro và nghiên cứu đằng sau việc sử dụng liệu pháp châm cứu trong thai kỳ.
Không phải cứ sinh con to là tốt. Tại sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu nguyên nhân trong bài viết dưới đây của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Bài viết này giúp bạn biết được những lợi ích của việc đi lùi trên máy chạy bộ trong vật lý trị liệu cũng như hướng dẫn cho bạn cách đi lùi trên máy chạy bộ một cách an toàn.
Mùa cảm lạnh và cúm đang bắt đầu ập đến, và chúng ta dường như không thể thoát khỏi những cơn ho và hắt hơi. Nhưng tại sao chúng ta dễ bị cảm cúm và nhiễm trùng hơn trong những tháng lạnh? Hầu hết chúng ta đều bị cảm lạnh ít nhất hai lần mỗi năm, tại sao lại vậy?
Ngoài cà phê, bia rượu thì các loại nước ngọt, nước trái cây, nước có gas... cũng là sở thích của rất nhiều chàng trai. Tuy nhiên ngoài các nguy cơ sức khỏe như tiểu đường, tim mạch,... thì nước ngọt còn có thể khiến chúng ta rụng tóc. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Khi các bữa tiệc, giao lưu và gặp gỡ diễn ra thường xuyên hơn rất nhiều và những tình huống đó đôi khi có thể dẫn đến phát sinh quan hệ tình dục. Đảm bảo tình dục an toàn là một phần trong đời sống tình dục của bạn nhất là trong dịp Tết, giúp cho bản thân bạn và những người xung quanh khỏe mạnh.
Ngủ không đủ giấc làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp, tăng cân và đái tháo đường. Cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa tăng huyết áp và giấc ngủ trong bài viết dưới đây:
Hoa là một trong những món quà tinh thần không thể thiếu trong những ngày Tết. Nếu bạn vẫn muốn ngôi nhà ngập tràn sắc xuân nhưng lại bị dị ứng phấn hoa, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!