Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bữa ăn thiếu dầu mỡ làm trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng

Chất béo là dung môi cho các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K. Dầu ăn của gia đình thường dùng hàng ngày hoàn toàn tốt cho trẻ ăn.

Vai trò của dầu mỡ với sức khỏe trẻ

Theo BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dầu là một trong 2 dạng của lipid (chất béo), dầu còn gọi là chất béo thực vật vì nó được tạo ra từ các thực phẩm từ nguồn gốc thực vật (lạc, đậu tương, vừng...). Mỡ còn gọi là chất béo động vật bởi nó được tạo ra từ các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (lợn, gà, bò, cá...).

Dầu/mỡ là thực phẩm rất giàu năng lượng so với các loại thực phẩm khác. 1g chất béo cho 9kcal trong khi 1g chất đạm hoặc chất bột đường chỉ cho khoảng 4kcal.

Chất béo là dung môi cho các vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E, K. Nó có tác dụng hóa lỏng thức ăn và tăng đậm độ năng lượng trong thức ăn cho trẻ. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ nếu thiếu dầu hoặc mỡ thì các vitamin tan trong dầu có trong thức ăn sẽ không được hấp thu. Đồng thời thức ăn của trẻ đậm đặc khó nuốt và năng lượng trong khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày sẽ không đủ so với nhu cầu làm trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng.

Bữa ăn thiếu dầu mỡ làm trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng   - Ảnh 2.

Thức ăn bổ sung của trẻ cần có dầu hoặc mỡ để đảm bảo dinh dưỡng.

Theo khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt Nam, với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì 50 - 60% năng lượng ăn vào là do chất béo của sữa mẹ cung cấp. Trẻ từ 6 - 11 tháng năng lượng do chất béo cung cấp là 40% và 35 - 40% năng lượng từ chất béo cung cấp với trẻ từ 1 - 3 tuổi

Cơ thể trẻ đang phát triển rất nhanh, rất cần acid arachidonic, một axít béo không no có nhiều trong mỡ động vật. Do đó trong khẩu phần ăn của trẻ tỉ lệ cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật là 70% và 30%. Trong bữa ăn bổ sung của trẻ không thể thiếu chất đạm, chất đạm có chất béo động vật. Nhưng chất béo cũng không cung cấp đủ so với nhu cầu của trẻ. Vì thế cần phải cho thêm dầu hoặc mỡ vào khẩu phần ăn của trẻ theo tỉ lệ một bữa dầu, một bữa mỡ.

Ăn luân phiên 1 bữa mỡ, 1 bữa dầu

Dầu ăn của gia đình hàng ngày, hoàn toàn tốt khi cho trẻ ăn. Dầu còn lại sau mỗi lần chiên rán không cho trẻ ăn, thậm chí người lớn cũng không nên dùng.

Cơ thể đang phát triển nhanh, trẻ cần ăn cả chất béo động vật và thực vật theo tỉ lệ 1:1 (một bữa mỡ, một bữa dầu). Dầu ăn dùng cho trẻ em như: dầu oliu, dầu gấc, dầu cá... có chứa các axít béo cần thiết, các vitamin cũng như các dầu thông thường khác. Dầu dùng cho trẻ em là đối tượng chuyên biệt, nếu có điều kiện dùng thì tốt hơn các dầu thông thường.

Bữa ăn thiếu dầu mỡ làm trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng   - Ảnh 3.

Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Quy trình chế biến thức ăn cho trẻ 

Theo cuốn Sổ tay cho bé ăn bổ sung của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, quy trình chế biến thức ăn cho trẻ cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản. Nguyên liệu, cách nấu, bảo quản… phải đảm bảo nguyên tắc đủ dinh dưỡng, vệ sinh để trẻ phát triển tốt nhất.

Sơ chế thực phẩm: Cần sử dụng thực phẩm tươi, sạch, sẵn có tại địa phương để nấu cho trẻ. Trước khi nấu cần phải sơ chế và rửa sạch sẽ thực phẩm bằng nước sạch.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm