Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao người bệnh tiêu chảy cấp không nên uống nước quả nguyên chất?

Người bệnh tiêu chảy cấp không nên sử dụng nước quả nguyên chất mà cần pha loãng, bởi trong nước quả chứa một lượng đường tương đối nhiều và xenlulose. Những chất này khi vào đường ruột có thể gây tiêu chảy nặng hơn.

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh nhân tiêu chảy cấp sẽ có những biểu hiện như đi ngoài phân lỏng tóe nước trên 3 lần/ ngày, nôn sốt, chán ăn, đau bụng, kèm theo mệt mỏi và khát nước, thậm chí phân nhầy máu. Bệnh tiêu chảy cấp cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh tật, thậm chí tử vong, đặc biệt là trẻ em.

Tuy nhiên có khá nhiều gia đình vẫn thờ ơ, chưa nhận thức được tính cấp thiết trong điều trị bệnh này. Có nhiều người tự ý uống thuốc hoặc ra hiệu thuốc mua thuốc điều trị mà không lường được hậu quả. GS.TS Đào Văn Long - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai sẽ tư vấn xung quanh căn bệnh này.

Tại sao có rất nhiều người còn khá chủ quan về bệnh tiêu chảy cấp?

Tiêu chảy cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là trẻ em. Mỗi năm, toàn cầu có hàng triệu trẻ tử vong do tiêu chảy cấp, vì vậy, nếu không quan tâm sẽ gây hậu quả đáng tiếc.

Tuy nhiên nhiều người vẫn coi nhẹ căn bệnh này bởi cho rằng nó không quá nguy hiểm, chỉ cần uống thuốc là khỏi, điều này là không đúng và mọi người cần hết sức cảnh giác, đặc biệt là trong mừa mưa bão, bệnh thường diễn tiến thành dịch.

Có khá nhiều người lớn chủ quan, khi bị tiêu chảy thường đến hiệu thuốc mua thuốc về tự điều trị, thậm chí cả kháng sinh. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh?

Trong nguyên nhân gây tiêu chảy cấp, đặc biệt là ở nước ta, vi khuẩn đóng vai trò tương đối quan trọng và phổ biến. Nhưng không phải tất cả các trường hợp tiêu chảy đều do vi khuẩn.

Nguyên nhân gây tiêu chảy chiếm tỷ lệ khá lớn ở trẻ em là virus, đặc biệt là rotavirus, sau đó tiêu chảy do dùng thức ăn không hợp hoặc thuốc… Do đó, khi điều trị tùy tiện bằng kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy, trong một số trường hợp không những không có lợi mà thậm chí còn  ngược lại.

Hậu quả khi dùng nhầm thuốc là như thế nào?

Ví dụ trong một số trường hợp bị ngộ độc do nội độc tố, cần đào thải những chất độc này ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt, nhưng nếu dùng các thuốc làm cho quá tìrnh vận chuyển của ruột chậm lại, chất độc không được đào thải ra ngoài thì hậu quả rất khó lường.

Hoặc trong những trường hợp bị tiêu chảy virus do ăn uống không phù hợp, thì kháng sinh không có tác dụng, thậm chí còn tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa.

Nhiều phụ huynh khi thấy con bị tiêu chảy thường cho các cháu uống thuốc cầm đi ngoài hoặc thuốc chống nôn. Điều này có đúng không?

Những thuốc này cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu uống tùy tiện thì rất nguy hiểm vì rất có thể dẫn đến tình trạng trẻ ngủ nhiều, không nôn, gây khỏi bệnh giả tạo nhưng thực chất lại khiến bệnh lâu khỏi và trầm trọng hơn. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài khiến trẻ mất nước nhiều và tử vong nếu không kịp thời chữa trị.

Khi trẻ bị tiêu chảy, nếu mẹ chăm sóc bé sai cách rất dễ khiến bệnh kéo dài và nặng hơn. Một số mẹ nghe theo mẹo dân gian, dùng lá ổi, lá hồng xiêm hoặc các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc cho trẻ uống mà không hề biết rằng có thể ảnh hưởng đến gan, thận, nguy hiểm sức khỏe bé.

Nếu trong thời gian cấp bách, chưa kịp đến bệnh viện nên làm gì để hạn chế tiêu chảy, ví dụ như bổ sung chất điện giải?

Có một số nguyên tắc khi bị tiêu chảy đối với trẻ em và người lớn. Thứ nhất, trong những trường hợp mức độ tiêu chảy tuy cấp nhưng không nhiều, người bệnh vẫn có thể đi lại, hoạt động được vẫn có thể chăm sóc tại nhà. Những nguyên tắc chăm sóc tại nhà mà mọi người cần biết:

- Giúp người bệnh bù nước đã mất bằng cách dùng dung dịch nước uống có đường hoặc muối. Oresol hiện khá phổ biến và có thể sử dụng tại nhà.

- Trong ăn uống không nên quá kiêng cữ, có thể ăn đồ ăn nhẹ như súp, cháo, nước quả. Lưu ý, không nên sử dụng nước quả nguyên chất mà nên pha loãng sẽ tốt hơn, bởi trong nước quả chứa một lượng đường tương đối nhiều và xenlulose. Những chất này khi vào đường ruột có thể gây tiêu chảy nặng hơn.

- Các cháu nhỏ nên tiếp tục bú mẹ.

- Trong những trường hợp nặng, các dấu hiệu giúp nhận biết bao gồm: đi ngoài liên tục, phân nước; đau bụng quằn quại, có sốt, đại tiện ra máu, môi khô, mắt trũng, da nhăn… cần lập tức đến bệnh viện.

Rửa tay với và phòng và nước sạch là một trong những biện pháp đơn giản đề phòng tiêu chảy cấp

Người bệnh tiêu chảy nên cần lưu ý những điều gì?

Phòng tiêu chảy cấp rất quan trọng, đặc biệt cần lưu ý đến ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là vi khuẩn do quá trình lưu trữ và chế biến không đảm bảo.

Thứ hai là thực phẩm nhiễm độc tố, độc tố có thể là vi khuẩn hoặc các hóa chất phát triển trong quá trình bảo quản.

Do đó, mọi người nên ăn uống cẩn thận, thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi đã xảy ra tiêu chảy cấp, cần đến cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện nặng. Việc sử dụng kháng sinh rất cần thiết cho những trường hợp nhiễm khuẩn nhưng phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Thói quen rửa tay hết sức quan trọng trong đề phòng tiêu chảy cấp. Trong những đợt dịch COVID-19 vừa qua, rất nhiều người đã hình thành thói quen rửa tay thường xuyên.

Những thực phẩm nào nên ăn trong khi trẻ bị tiêu chảy?

Quan niệm khi trẻ bị tiêu chảy cần kiêng những thực phẩm giàu dinh dưỡng vì cho rằng hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, không thể hấp thụ dưỡng chất là hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, khi trẻ mắc bệnh, cơ thể yếu nên cần được bổ sung thường xuyên các loại thực phẩm như tôm, thịt, cá, trứng, sữa để bé không bị kiệt sức do thiếu chất, đồng thời các loại thực phẩm này còn tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ.

Các mẹ lưu ý nên chọn những thực phẩm tươi ngon và chế biến kỹ để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này. Các món ăn cũng nên chế biến lỏng, dễ tiêu cho trẻ dễ hấp thụ.

Các thực phẩm được khuyên dùng khi bị tiêu chảy là gạo, bột gạo, khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối.

Nếu là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì nên tiếp tục cho trẻ bú và tăng số lần bú. Trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ nên cho ăn thêm các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa chia nhiều lần và từng ít một, có thể thêm một chút dầu mỡ để tăng năng lượng khẩu phần.

Thực phẩm cần nấu kỹ, mềm, loãng hơn bình thường và ăn ngay sau khi nấu nhằm đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu phải dùng thức ăn đã nấu sẵn cần phải đun lại trước khi dùng.

Ngoài ra cần bổ sung các loại quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ để tăng lượng kali cần thiết cho cơ thể. Lưu ý, bệnh nhân bị tiêu chảy nên tránh ăn tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ vì khó tiêu hóa, không nên dùng các thực phẩm chứa nhiều đường hay các loại nước giải khát công nghiệp vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

Hy vọng những thông tin này giúp ích cho quý bạn đọc trong điều trị bệnh tiêu chảy cấp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những ảnh hưởng của tiêu chảy mạn tính.

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm