Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngăn ngừa nguy cơ sa sút trí tuệ bằng việc đi bộ đủ số bước mỗi ngày

Hoạt động thể chất cũng như duy trì một lối sống lành mạnh là những cách tốt nhất để giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ sa sút trí tuệ và các bệnh về não bộ khác.

Đi bộ từ lâu đã được coi là một hoạt động tốt cho sức khỏe, cả về thể chất và tinh thần. Theo một nghiên cứu gần đây, duy trì thói quen đi bộ từ 3.800 đến 9.800 bước mỗi ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.

Nghiên cứu này cho biết, những người trong độ tuổi từ 40 đến 79 đi 9.826 bước mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ thấp hơn 50%. Bên cạnh đó, những người đi bộ với mục đích thể dục thể thao, với tốc độ hơn 40 bước một phút, có thể giảm 57% nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ chỉ với 6.315 bước mỗi ngày. Những người đi bộ khoảng 3.800 bước mỗi ngày với bất kỳ tốc độ nào cũng giảm được 25% nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.

Theo một bài xã luận có tựa đề "112 có phải là 10.000 mới không?" xuất bản trên tạp chí JAMA Neurology, cho thấy mức giảm nguy cơ sa sút trí tuệ lớn nhất là 62% đạt được ở những người đi bộ với tốc độ rất nhanh 112 bước mỗi phút và đi trong 30 phút mỗi ngày. 

Trong nghiên cứu này, người ta đã phân tích dữ liệu từ hơn 78.000 người trong độ tuổi từ 40 đến 79 tuổi có đeo máy đo gia tốc. Các nhà nghiên cứu đã tính tổng số bước đi mỗi ngày của mỗi người, phân loại và so sánh các bước đi của người đó so với chẩn đoán của họ về chứng sa sút trí tuệ. Họ cũng đã nghiên cứu về lối sống như chế độ ăn uống kém, hút thuốc, sử dụng rượu, sử dụng thuốc, các vấn đề về giấc ngủ và tiền sử tim mạch dịch bệnh. Từ đó, các tác giả chỉ ra nghiên cứu này còn có nhiều hạn chế: “Độ tuổi của những người tham gia có thể dẫn đến các trường hợp sa sút trí tuệ hạn chế, có nghĩa là kết quả của chúng tôi có thể không khái quát được đối với những người lớn tuổi”. Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc ít hoặc không hoạt động thể chất là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều loại bệnh của con người khi về già.

Ngăn ngừa nguy cơ sa sút trí tuệ bằng việc đi bộ đủ số bước mỗi ngày - Ảnh 1.

(Ảnh: CNN)

Nghiên cứu gần đây được công bố vào tháng 7 đã phát hiện ra nhiều hoạt động giải trí, chẳng hạn như làm việc nhà, tập thể dục và gặp gỡ gia đình và bạn bè ảnh hưởng đến nguy cơ sa sút trí tuệ ở người trung niên. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người trưởng thành hoạt động thể chất thường xuyên như tập thể dục thường xuyên có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ thấp hơn 35% so với những người ít hoạt động thể chất. Một nghiên cứu khác được công bố vào tháng 1 cho thấy tập thể dục giúp tăng cường giao tiếp giữa các tế bào não thông qua các khớp thần kinh, là yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn chứng mất trí nhớ.

Việc tập trung vào tốc độ đi bộ sẽ mang đến hiệu quả cao hơn so với việc chỉ đếm số bước đi. Borja del Pozo Cruz, phó giáo sư trợ giảng tại Đại học Nam Đan Mạch ở Odense, Đan Mạch, nhà nghiên cứu cấp cao về khoa học sức khỏe của Đại học Cadiz ở Tây Ban Nha cho biết: “Quan điểm của chúng tôi là cường độ của các bước đi. Công nghệ hiện nay có thể theo dõi được không chỉ số bước đi mà còn cả tốc độ, những tính năng này có thể nghiên cứu và tích hợp được trên đồng hồ thông minh”. Nếu không có thiết bị đếm số bước đi, bạn có thể đếm số bước mà mình thực hiện trong 10 giây và sau đó nhân nó với sáu, hoặc số bước bạn thực hiện trong sáu giây và nhân nó với 10 để tính số bước trong 1 phút. 

Mặc dù vậy, do thể chất của mỗi người khác nhau, vì vậy các chuyên gia cũng khuyên rằng, trước khi bắt đầu luyện tập, bạn nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn có thực sự cần đi bộ 10.000 bước mỗi ngày?

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

Xem thêm