Lầm tưởng 1: Cơ thể bạn sẽ không tiết ra đủ sữa cho con bú
Sự thật:
Bạn có thể yên tâm khi biết rằng hầu hết các bà mẹ đều có khả năng sản xuất nhiều sữa hơn lượng sữa cần cho trẻ bú mỗi ngày. Thật vậy, càng cho con bú nhiều bạn càng tiết nhiều sữa.
Tuy nhiên, nếu con bạn có vẻ lúc nào cũng đói thì hãy tìm hiểu những lý do khác. Có thể do trẻ chưa biết cách ngậm bắt núm vú để có thể bú được nhiều hơn. Hoặc có thể bạn chưa quen với việc cho con bú đúng tư thế. Tuy nhiên những điều này bạn có thể điều chỉnh được, cả bé và bạn sẽ sớm quen thuộc với việc bú mẹ và cảm giác tuyệt vời của cho bé bú mẹ mang đến. Đồng thời bé sẽ cũng rất sớm biết cách bú mẹ để nhận được lượng sữa cần thiết cho mình lớn lên.
Lầm tưởng 2: Cảm thấy đau trong khi cho bé bú là điều bình thường
Sự thật:
Cảm thấy đau nhẹ trong những ngày đầu cho con bú là điều bình thường nhưng sẽ không đau đến mức không thể chịu được. Nếu bạn đang thấy khó khăn hoặc tức, đau hay tê khi cho con bú, hãy thử tư thế mới hoặc thử vị trí khác. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy việc ôm bé ngang ngực dễ chịu hơn nếu em bé sinh non. Còn nếu bạn sinh mổ thì hãy thử cho con bú ở tư thế nằm.
Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn còn ngay cả khi bạn đã thay đổi tư thế hoặc vị trí, hãy đổi bên ngực cho bú và làm lại. Bạn nên tìm thấy tư thế thích hợp nhất để cho bé bú để cả bé và nẹ cùng cảm thấy thoải mái.
Nếu bạn vẫn đau khi cho bé bú mặc dù đã thử hết cách kể trên, bạn nên xem lại liệu mình có biểu hiện tắc sữa, nứt cổ gà hay có một điều gì khác thường không? Hãy nhờ mẹ, chị hoặc những người phụ nữa đã từng cho con bú xem giúp.
Và nếu bạn vẫn đau mỗi khi cho bé bú, hãy gọi cho bác sỹ để được tư vấn và khám nếu cần.
Sự thật:
Không có thời gian quy định nào cho mỗi cữ bú của bé vì mỗi trẻ sẽ có thói quen, thời gian bú mẹ khác nhau. Một số cần 15 phút, số khác có thể nhanh hơn hoặc vừa bú vừa ngủ. Hầu hết các bé chỉ dừng lại khi đã cảm thấy no nê.
Cách để biết em bé đã bú no là kiểm tra tã của bé có ướt không vì khi bé bú đủ, bé sẽ thường xuyên đi tiểu. Đồng thời bạn hãy quan sát bé thường xuyên, nếu em bé mắt sáng, tỉnh táo, linh lợi, vui chơi và tăng cân đều đặn thì có nghĩa là bé đã được cho bú rất tốt.
Lầm tưởng 4: Sữa mẹ không đủ lượng sắt cần thiết cho sự phát triển của con
Sự thật:
Trên thực tế, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, trong đó có một lượng sắt cần thiết Sữa mẹ cũng chứa các kháng thể chống lại các căn bệnh hay gặp nhất là trong 6 tháng đầu đời của bé. Sữa mẹ cũng rất dễ hấp thu vào cơ thể trẻ. Đó là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Lầm tưởng 5: Bạn nên vệ sinh núm vú trước mỗi lần cho bú
Sự thật:
Khi mang thai và sau khi sinh con, các hạt Montgomery trên vú của bạn sẽ nổi rõ và hoạt động mạnh hơn, tiết ra các loại dầu tự nhiên có khả năng làm sạch, bôi trơn và tự chống lại các vi trùng và vi khuẩn trong môi trường để bảo vệ núm vú, tuyến vú, tuyến sữa của bạn. Việc sử dụng xà phòng và kem để làm sạch hoàn toàn núm vú có thể làm mất đi các loại dầu tự nhiên có tác dụng bảo vệ đó. Vì thế, bạn không cần rửa núm vú trước mỗi lần cho bú.
Tuy nhiên việc tắm rửa và vệ sinh vùng ngực, núm vú như thông thường vẫn nên chú trọng khi bạn tắm rửa và vệ sinh cơ thể hàng ngày.
Lầm tưởng 6: Không nên cho bú nếu bạn đang ốm
Sự thật
Điều này mới nghe thì có vẻ đúng nhưng thật may mắn là rất ít bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang bé thông qua sữa mẹ. Và nhiều kháng thể mà cơ thể bạn sản xuất ra sẽ được truyền cho bé qua sữa giúp bé có miễn dịch tự nhiên chống lại nhiều bệnh tật khi đó và trong tương lai.
Vì vậy trừ khi bạn mắc những căn bệnh mà bác sỹ khuyến cáo không nên cho bé bú, bạn hoàn toàn có thể cho bé bú được khi bạn đang ốm hoặc mệt mỏi thông thường
Lầm tưởng 7: Cho bú bình dễ hơn cho bú mẹ
Sự thật
Có thể trong những ngày đầu sau sinh, bạn và bé đều chưa quen với việc cho bú trong khi sữa của bạn chưa tiết nhiều, bạn sẽ thấy thật vất vả mỗi khi cho bé bú. Nhưng chỉ một vài ngày thôi, bạn có nhiều sữa, bé quen thuộc với việc bú mẹ hơn, bạn sẽ thấy thật thoải mái và thư giãn khi cho bé bú.
Một số bà mẹ cảm thấy e ngại khi phải cởi áo và cho con bú trước mặt người khác hoặc nơi công cộng. Tuy nhiên, bạn có thể quay lưng lại đám đông hoặc tìm một chỗ kín đáo hoặc phòng cho trẻ em để cho bé bú. Bạn sẽ thấy điều đó dễ dàng hơn nhiều so với việc luôn phải mang theo chai sữa công thức bên mình.
Bạn thấy đấy, người mẹ chỉ cần vượt qua trở ngại ban đầu, em bé sẽ nhận được dinh dưỡng tốt nhất có trong sữa mẹ và lớn lên từng ngày.
Sự thật
Sữa công thức được sản xuất hàng loạt không bao giờ có thể thay thế dinh dưỡng trong sữa của mẹ, hoặc đáp ứng đúng nhu cầu của riêng con bạn. Thật vậy, sữa mẹ có thể thay đổi theo thời gian để bắt kịp đà tăng trưởng của trẻ, từ sữ non tới sữa ban đầu đến sữa hoàn thiện. Dinh dưỡng trong sữa mẹ là không thể thay thế và không tìm thấy trong sữa công thức trên thị trường.
Lầm tưởng 9: Ngừng cho bú ngay nếu con bạn tiêu chảy hoặc buồn nôn
Sự thật
Trẻ sơ sinh rất dễ gặp vi trùng trong môi trường và có thể bị ốm. Nếu trẻ bị ốm, không nên ngừng cho bú mà ngược lại nên cho bé bú nhiều hơn và mỗi lần bú có thể ngắn hơn. Dinh dưỡng và các kháng thể tự nhiên có trong sữa mẹ sẽ giúp bé lành bệnh nhanh hơn đấy bạn ạ.
Lầm tưởng 10: Cho con bú là bất tiện
Sự thật
Hãy nghĩ đến tất cả các loại bình sữa và sữa công thức bạn cần đến, những thao tác khử trùng, việc bảo quản, hâm nóng, làm nguội sữa...
Trong khi đó sữa mẹ luôn ở nhiệt độ và công thức chuẩn. Và đó là hệ thống phân phối sữa tốt nhất.
Bạn có còn nghĩ rằng cho trẻ bú bình thuận tiện hơn?
Nuôi con bằng sữa mẹ là hoàn toàn tự nhiên và sẽ luôn phù hợp nhất, tốt đẹp nhất cho bé yêu và cả cho mẹ nữa, bạn ạ.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.