Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêu chảy mạn tính ở trẻ em

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tiêu chảy bao gồm hai dạng cấp tính và mạn tính với những nguyên nhân gây ra khác nên.

Những đợt tiêu chảy kéo dài như vậy thường làm cho tình trạng dinh dưỡng của trẻ ngày một xấu đi, và đây cũng được coi là một nguy cơ có thể dẫn đến tử vong cho trẻ.

Tiêu chảy mạn tính là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng, nước khoảng vài lần một ngày. Hiện tượng này thường tự hết trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị. Trường hợp tiêu chảy kéo dài trong khoảng 4 tuần được coi là tiêu chảy mạn tính.

Khi tiêu chảy kéo dài trong khoảng vài ngày, nó sẽ dẫn tới tình trạng mất nước. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng đặc biệt dễ bị mất nước do tiêu chảy. Trong những đợt tiêu chảy, cơ thể trẻ sẽ mất đi một lượng nước và điện giải cần thiết để thực hiện một số chức năng cơ thể. Chất điện giải là các muối khoáng đóng vai trò vào hoạt động của cơ, điều hòa lượng nước và tính acid của máu.

Hãy cho trẻ đi cấp cứu ngay lập tức nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài trên 24h, nhất là kèm theo sốt. Tiêu chảy mạn tính có thể dẫn tới shock hay tổn thương các cơ quan ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tiêu chảy là nguyên nhân chủ yếu gây ra suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Nhiều trường hợp mắc tiêu chảy là do thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn. Ở những quốc gia đang phát triển, trẻ em dưới 3 tuổi thường bị khoảng 3 đợt tiêu chảy trong một năm. Tình trạng này gây nên thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Những đợt tiêu chảy kéo dài liên tiếp là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em và ngược lại, tình trạng suy dinh dưỡng càng làm tăng chu kỳ tiêu chảy.

Tiêu chảy là nguyên nhân thứ hai gây nên các ca tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Theo ước tính, có khoảng 760.000 trẻ bị tử vong hàng năm do tiêu chảy.

Các nguyên nhân gây tiêu chảy

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ em không phải luôn tìm ra được nguyên nhân. Tuy nhiên, các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Uống quá nhiều nước hoa quả
  • Sử dụng kháng sinh hay các loại thuốc (chủ yếu ở trẻ nhỏ và trẻ bú mẹ)
  • Dị ứng hay không dung nạp với một số loại thức ăn nhất định
  • Thay đổi chế độ ăn (ở trẻ nhỏ và trẻ bú mẹ)

Các trường hợp tiêu chảy nặng có thể là do:

  • Bệnh viêm ruột
  • Nhiễm vi khuẩn
  • Nhiễm ký sinh trùng
  • Suy dinh dưỡng
  • Chế biến thức ăn không đạt vệ sinh
  • Vệ sinh cá nhân kém

Những trẻ đi du lịch đến những quốc gia nước ngoài (nhất là những nước đang phát triển) có nguy cơ mắc tiêu chảy do du lịch, chủ yếu là do ăn thức ăn và uống nước bị nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng của tiêu chảy

Trẻ em thường đại tiện ra phân mềm và lỏng hơn người lớn, và đây có thể coi là hiện tượng bình thường.

Tuy nhiên, nếu trẻ đột ngột đi ngoài ra phân lỏng nhiều nước, nhất là khi kèm với các triệu chứng tắc mũi hoặc sốt thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Đi ngoài liên tục và mất kiểm soát việc đại tiện
  • Sốt và cảm giác ớn lạnh
  • Mất nước

Các triệu chứng của mất nước

Mất nước là tình trạng cơ thể không còn đủ lượng nước cần thiết để các chức năng của cơ thể có thể hoạt động bình thường. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mất nước có thể diễn ra rất nhanh và có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm của mất nước bao gồm shock, tổn thương các cơ quan và hôn mê.

Các triệu chứng của mất nước:

  • Khô miệng
  • Mắt trũng sâu
  • Má hóp
  • Khóc khan
  • Bị kích thích
  • Da khô
  •  Mệt mỏi

Những dấu hiệu sau đây có thể cho thấy trẻ đang bị mất nước nặng:

  • Bí tiểu kéo dài trên 8 tiếng
  • Bơ phờ, mệt mỏi
  • Phần thóp trên đỉnh đầu bị trũng sâu
  • Da bị ấn lõm không đàn hồi trở lại
  • Sốt cao
  • Bất tỉnh, mất ý thức

Mất nước là tình trạng cấp cứu nguy hiểm, cần đưa trẻ đi viện ngay lập tức.

Chăm sóc trẻ tại nhà

Việc chăm sóc tại nhà thường hiệu quả trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhẹ. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là không bao giờ nên sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy không kê đơn của người lớn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hãy trao đổi với bác sỹ trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Ngoài ra bạn có thể thực hiện các bước chăm sóc trẻ tại nhà như sau:

  • Đảm bảo bù đủ nước cho trẻ bằng các dung dịch uống như Oresol
  • Không cho trẻ tiếp tục ăn những loại thức ăn có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy
  • Cha mẹ cần rửa tay thường xuyên – nhất là sau khi thay tã để tránh phát tán vi khuẩn trong gia đình

Người mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy. Sữa mẹ có thể giúp làm dịu bớt các triệu chứng của bệnh tiêu chảy và giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.

Theo dõi trẻ cẩn thận, quan sát các dấu hiệu của hiện tượng mất nước và đưa trẻ đi bệnh viện ngay nếu trẻ có các triệu chứng suy kiệt.

Thay tã cho trẻ sau mỗi lần tiêu chảy, việc này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng hăm tã và kích ứng da do tã lót. Sử dụng nước sạch để thay rửa cho trẻ thay vì các miếng chùi vệ sinh có thể gây kích ứng da. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại kem bôi chứa kẽm oxyd thoa lên da cho trẻ để làm mềm và dưỡng da.

Khi nào nên cho trẻ tới bệnh viện

Hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ ngay nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày hoặc xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Đi ngoài ra máu
  • Tiêu chảy nặng (hơn 8 lần đại tiện trong vòng 8 tiếng)
  • Tiêu chảy kèm nôn mửa
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy tái diễn liên tục

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dẫn tới mất nước rất nhanh. Do vậy, cần đưa trẻ đi khám bác sỹ ngay lập tức khi trẻ có những dấu hiệu nêu trên.

Chẩn đoán tiêu chảy mạn tính

Bác sỹ sẽ tìm nguyên nhân nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài, dựa vào hỏi tiền sử bệnh và kiểm tra sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra, bác sỹ sẽ cần các thông tin về chế độ ăn, thói quen ăn uống và sử dụng thuốc của trẻ.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán nguyên nhân gây tiêu chảy bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Nuôi cấy phân (tìm sự hiện diện của vi khuẩn và ký sinh trùng)
  • Test dị ứng

Phụ thuộc vào kết quả, bác sỹ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác nếu cần thiết.

Điều trị tiêu chảy mạn tính

Kế hoạch điều trị cho trẻ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng của bệnh tiêu chảy.

Trẻ có thể cần phải nằm viện nếu bị tiêu chảy kéo dài và mất nước. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được truyền dịch có chứa chất điện giải để giúp hồi phục lại cân bằng điện giải cho cơ thể.

Trong trường hợp này, sự tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên của bác sỹ là vô cùng cần thiết. Cần tránh cho trẻ ăn những thức ăn và đồ uống có thể gây tiêu chảy và thay vào đó cho trẻ ăn những đồ ăn nhạt (như khoai tây, bánh mỳ hoặc chuối…) cho tới khi bệnh hồi phục.

Phòng bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là căn bệnh không phải lúc nào cũng có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ tiêu chảy cho trẻ bằng cách thực hiện các quy tắc vệ sinh sạch sẽ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm.

Tiêu chảy do du lịch

Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bạn đang có ý định đưa trẻ đi du lịch nước ngoài. Bác sỹ có thể cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về việc bằng cách nào có thể phòng tránh bệnh tiêu chảy do du lịch. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

  • Nên sử dụng nước đóng chai để uống, làm đá, nấu nướng và đánh răng.
  • Không sử dụng các loại sữa và sản phẩm sữa chưa tiệt trùng.
  • Rửa sạch và gọt vỏ các loại trái cây và rau quả trước khi ăn.
  • Tránh ăn các loại thịt sống hoặc chưa nấu chín như thịt gia súc, gia cầm, cá và sứa.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn hàng quán.
  • Chuẩn bị sẵn một số đồ ăn vặt cho trẻ tại nhà.
  • Thực hành quy tắc vệ sinh và cho trẻ rửa tay thường xuyên.
  • Mang theo những loại nước rửa tay và khăn lau vệ sinh trong trường hợp không có chỗ vệ sinh.

Rotavirus

Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt đưa vào sử dụng hai loại vaccin đường uống phòng rotavirus (RotaTeq và Rotarix). Cả hai loại vaccin này đều được sử dụng làm nhiều liều cho trẻ trong những tháng đầu đời. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi cho trẻ uống loại vaccin phòng tiêu chảy này.

Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm