Giảm tiểu cầu: những điều cần biết
Khi bạn bị tổn thương, tế bào tiểu cầu sẽ kết dính lại tạo thành nút tiểu cầu và từ đó hình thành các cục máu đông, giúp bạn cầm máu. Khi bạn không có đủ tiểu cầu trong máu, thì các cục máu đông sẽ không thể hình thành được.
Giảm tiểu cầu có mức độ từ nhẹ đến nặng, phụ thuộc vào nguyên nhân. Với một số người, các triệu chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị. Với một số người khác thì bệnh có thể sẽ không biểu hiện triệu chứng gì.
Thông thường, giảm tiểu cầu là hậu quả của một tình trạng bệnh lý, ví dụ như bệnh bạch cầu hoặc do tác dụng của một số loại thuốc. Việc điều trị thường sẽ giải quyết nguyên nhân gây ra tình trạng giảm tiểu cầu.
Việc bạn có xuất hiện triệu chứng của tình trạng giảm tiểu cầu hay không phụ thuộc vào mức độ giảm tiểu cầu của bạn.
Các trường hợp nhẹ, như giảm tiểu cầu khi mang thai, thường sẽ không gây ra triệu chứng gì. Các trường hợp nặng hơn có thể gây ra tình trạng chảy máu không kiểm soát được và cần được chăm sóc y tế ngay. Nếu bạn bị giảm tiểu cầu, bạn có thể gặp phải các triệu chứng:
Trong những trường hợp nặng hơn, bạn có thể sẽ bị chảy máu trong. Triệu chứng của chảy máu trong bao gồm:
Tới ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ chảy máu trong.
Rất hiếm khi, tình trạng giảm tiểu cầu dẫn đến chảy máu trong não. Nếu bạn bị giảm tiểu cầu và bị đau đầu hoặc gặp phải bất kỳ vấn đề gì về thần kinh hãy tới gặp bác sỹ.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng giảm tiểu cầu:
Các vấn đề với tủy xương
Tủy xương là lớp mô xốp ở bên trong xương. Tủy xương là nơi sản xuất ra các tế bào máu bao gồm cả tiểu cầu. Nếu tủy xương không sản xuất đủ tiểu cầu, bạn sẽ mắc phải tình trạng giảm tiểu cầu. Các nguyên nhân dẫn đến giảm sản xuất tiểu cầu bao gồm:
Tiểu cầu bị tiêu hủy
Mỗi tiểu cầu có đời sống khoảng 10 ngày trong cơ thể khỏe mạnh. Giảm tiểu cầu có thể là tình trạng cơ thể tiêu hủy quá nhiều tiểu cầu. Nguyên nhân có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu và thuốc chống động kinh. Tiểu cầu bị tiêu hủy quá mức cũng có thể là triệu chứng của:
Chẩn đoán giảm tiểu cầu
Nếu bác sỹ nghi ngờ bạn bị giảm tiểu cầu, bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Trong quá trình khám, bác sỹ sẽ kiểm tra xem trên cơ thể bạn có bất cứ vết bầm tím bất thường hoặc có dấu hiệu xuất huyết hay không. Bác sỹ cũng có thể sẽ khám bụng để kiểm tra xem lách của bạn có bị phì đại hay không. Bác sỹ cũng có thể hỏi về tiền sử gia đình của bạn liệu có ai bị các rối loạn về máu không vì những loại rối loạn này có thể sẽ di truyền.
Xét nghiệm máu
Để chẩn đoán, bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu. Loại xét nghiệm này sẽ cho bác sỹ biết liệu mức tiểu cầu của bạn có thấp hơn ngưỡng bình thường hay không.
Bác sỹ cũng có thể xét nghiệm máu của bạn để tìm kháng thể kháng tiểu cầu. Đây là loại protein mà cơ thể sản xuất ra để phá hủy tiểu cầu. Kháng thể kháng tiểu cầu có thể được sản xuất ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc, ví dụ như clopidogrel (Plavix) hoặc do một nguyên nhân khác.
Bác sỹ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm đông máu, loại xét nghiệm này thường sẽ phải tiến hành lấy mẫu máu của bạn.
Nếu bác sỹ nghi ngờ lách của bạn bị phì đại, bạn có thể được siêu âm.
Sinh thiết tủy xương
Nếu bác sỹ nghi ngờ nguyên nhân của tình trạng giảm tiểu cầu là do vấn đề ở tủy xương, bác sỹ có thể chỉ định chọc hút và sinh thiết tủy xương.
Điều trị giảm tiểu cầu
Điều trị giảm tiểu cầu phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu bệnh của bạn nhẹ, bác sỹ có thể sẽ tạm dừng việc điều trị và chỉ đơn giản là theo dõi bạn. Bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên thực hiện một số biện pháp để ngăn chặn tình trạng này không diễn biến xấu đi. Bao gồm:
Triển vọng điều trị
Không phải tất cả mọi người bị giảm tiểu cầu đều cần phải điều trị. Một số tình trạng gây giảm tiểu cầu thậm chí sẽ tự biến mất. Trong các trường hợp này, tiểu cầu sẽ tự quay về mức bình thường.
Tuy nhiên, những người bị giảm tiểu cầu nặng có thể sẽ cần được điều trị. Đôi khi, giảm tiểu cầu có thể được giải quyết bằng việc điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn. Bác sỹ sẽ tìm ra kế hoạch điều trị tốt nhất, giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tổng quan về rối loạn tiểu cầu
Vitamin C là một loại vitamin quan trọng giúp chúng ta đối phó với các bệnh nhiễm trùng mùa Đông. Vì vậy trong những tháng lạnh giá bạn nên thêm các loại rau quả giàu vitamin C vào chế độ ăn của mình.
Bông cải xanh chứa chất xơ và sulforaphane có thể giữ lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức ổn định.
Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ chỉ ra một số thực phẩm mà người bị đường huyết cao nên tránh trong các dịp lễ sắp tới.
Cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào tại bài viết dưới đây.
Nhân Ngày Trẻ em Thế giới 2023, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam phát động chiến dịch “Mở lòng và kết nối” nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên.
Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn mãn kinh ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe, trong đó có vấn đề răng miệng. Trong thời kỳ này, hormone estrogen suy giảm có thể gây ra các triệu chứng nha khoa.
Theo chuyên gia, hành vi của bạn có thể là dấu hiệu đầu tiên chỉ ra tình trạng mất trí của bạn.
Nếu bạn bị đa xơ cứng, tình trạng rối loạn chức năng ruột thần kinh có thể xảy ra, có nghĩa là một vấn đề về thần kinh đang ngăn cản ruột hoạt động bình thường. Táo bón chính là vấn đề ruột phổ biến nhất đối với người bị đa xơ cứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc 7 cách khắc phục tại nhà giúp giải quyết, thậm chí là ngăn ngừa tình trạng táo bón.