Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều bạn cần biết về bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là một nhóm bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch khó điều trị và gây nhiều phiền toái nhất cho con người.

Bệnh tự miễn là gì?

Hệ thống miễn dịch bao gồm các mô, cơ quan và tế bào có vai trò bảo vệ cơ thể trước những tác nhân lạ từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, giúp phòng tránh các loại nhiễm trùng và bệnh tật.

Bệnh tự miễn là hậu quả của tình trạng nhầm lẫn của hệ miễn dịch. Tự miễn tức là tự tạo ra miễn dịch với chính mình, do đó bệnh tự miễn là bệnh mà cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các tế bào của mình, từ đó dẫn đến hậu quả là tự mình hủy hoại mình. Bệnh tự miễn là bệnh nguy hiểm vì không thể điều trị khỏi hoàn toàn và có thể gây ra những biến chứng nặng.

Các bệnh tự miễn thường gặp

Theo Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH), khoảng 24 triệu người Mỹ đang mắc phải ít nhất 1 căn bệnh tự miễn. Dưới đây là một số bệnh tự miễn phổ biến nhất:

Bệnh celiac: tên khác là bất dung nạp gluten. Celiac là một bệnh tự miễn khiến cho lớp niêm mạc ruột bị sưng viêm khi ăn những thực phẩm có chứa protein gluten như lúa mỳ, lúa mạch, lúa mạch đen.

Viêm khớp dạng thấp (RA): Đây là một trong những bệnh tự miễn phổ biến nhất. Trong bệnh này hệ miễn dịch sẽ tự tấn công các khớp ở chân và tay.

Vảy nến: Đây là rối loạn tự miễn thường được kích thích bởi stress, nhiễm trùng và các yếu tố môi trường. Bệnh vẩy nến thường làm da dễ bị khô, ngứa và đóng vảy.

Bệnh viêm ruột (IBD): Đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính tại ruột và niêm mạc ruột già. Có 2 dạng IBD:

  • Bệnh Crohn: được đặc trưng có những vùng của dạ dày - ruột bị dầy lên, có viêm lan ra tất cả các lớp, loét sâu, lớp viêm mạc nứt nẻ và sự có mặt của u hạt. Chỗ tổn thương có thể ở bất kỳ chỗ nào của dạ dày - ruột, xem kẽ vào những vùng mô tương đối bình thường 
  • Bệnh viêm ruột kết mạn tính: Bệnh khu trú ở ruột kết và trực tràng, trong trường hợp bệnh nhẹ chỉ có trực tràng bị tổn thuơng. Trong trường hợp bệnh nặng, có loét rộng, có thể mất nhiều niêm mạc, có nguy cơ giãn kết tràng do độc và đó là biến chứng gây tử vong.

Bệnh Addison: Là tình trạng tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ hormon cortisol và aldosterone. Bệnh Addison thường dẫn tới hạ huyết áp, mệt mỏi, hoa mắt khi đứng, buồn nôn và da sẫm màu.

Tiểu đường type 1: Là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin. Căn bệnh này thường xảy ra khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin và gây rối loạn đường huyết.

Bệnh bạch biến: Một căn bệnh có đặc điểm là mất các sắc tố trên da gây mất màu da.

Bệnh Hashimoto: Bệnh này có ảnh hưởng tới tuyến giáp, gây viêm tuyến giáp và giảm sản xuất hormon giáp.

Bệnh Basedow (bệnh Grave): Tương tự như bệnh Hashimoto, bệnh Grave lại kích thích tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormon giáp.        

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tự miễn

- Gen di truyền: yếu tố gen là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh tự miễn.

- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Các nhà khoa học vẫn chưa biết được nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên các yếu tố thuộc về hormon có thể đóng vai trò nào đó hoặc có thể là do phụ nữ thường có hệ miễn dịch mạnh hơn nam giới.

- Độ tuổi: Bệnh tự miễn thường xảy ra ở những người trẻ tuổi nhiều hơn là đối tượng trung niên

- Chủng tộc: Những người Mỹ bản địa, Mỹ Latin hay người Mỹ gốc Phi có xu hướng mắc phải các rối loạn tự miễn nhiều hơn người da trắng.

-  Nhiễm trùng: Nếu một cá nhân nào đó đã từng bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn thì họ cũng đồng thời có nguy cơ mắc một căn bệnh tự miễn nào đó trong tương lai.  

Các triệu chứng của bệnh tự miễn

- Bệnh celiac: Đau và viêm tại ruột, cảm giác bỏng rát tại ngực, mệt mỏi, sút cân, nôn mửa và tiêu chảy.

-  Viêm khớp dạng thấp: Sưng, đau, cứng khớp, nhất là khớp bàn tay và bàn chân.

-  Vẩy nến: Đau khớp, khô da, phát ban da và ngứa.

-  Bệnh viêm ruột: Đau dạ dày, đầy bụng, tiêu chảy ra máu, buồn nôn và táo bón.

-  Bệnh Addison: Mệt mỏi, hạ huyết áp, hạ đường huyết, hoa mắt, mất nước và mất vị giác.

-  Tiểu đường type 1: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều, mệt mỏi, nhìn mờ, luôn có cảm giác đói và buồn nôn.

-  Bệnh bạch biến: Mất màu trên da (nhất là ở những bệnh nhân có da sẫm màu).

-  Bệnh Hashimoto: Tăng cân, mệt mỏi, trầm cảm, cứng khớp và tăng nhạy cảm với thời tiết lạnh.

-  Bệnh Basedow: Tăng cân, lo lắng, run tay, cao huyết áp, vã mồ hôi.

-  Lupus: Đau cơ và khớp, phát ban da, mệt mỏi, sốt.

Do nhiều bệnh tự miễn có những triệu chứng khá giống nhau nên việc chẩn đoán gặp rất nhiều khó khăn.

Ví dụ như đau khớp trong bệnh lupus cũng tương tự như trong viêm khớp dạng thấp nhưng thường ít nghiêm trọng hơn. Bệnh sốt mò (Lyme) cũng gây cứng khớp và viêm giống viêm khớp dạng thấp nhưng lại do Orientia tsutsugamushi gây ra.

Bệnh viêm ruột có các triệu chứng giống với bệnh celiac nhưng thường không do ăn những thực phẩm chứa gluten.

U lympho tế bào T ở da là một căn bệnh ung thư của hệ miễn dịch. Nguyên nhân là do đột biến ở tế bào T và biểu hiện các triệu chứng như ngứa và phát ban trên da. Căn bệnh này ở giai đoạn đầu đôi khi dễ bị nhầm lẫn với bệnh vẩy nến.

Chẩn đoán bệnh tự miễn

Phương pháp chẩn đoán các bệnh tự miễn thường khác nhau phụ thuộc vào từng bệnh cụ thể. Ví dụ như viêm khớp dạng thấp có thể được chẩn đoán bằng cách khám toàn thân, xét nghiệm máu hay chụp X quang. Những test này có thể xác định được loại bệnh viêm khớp cũng như mức độ trầm trọng của bệnh.

Nhiều bệnh đôi khi phải mất vài năm để chẩn đoán do nhiều triệu chứng của bệnh tự miễn khá giống với các bệnh khác. Bệnh lupus và celiac thường bị chẩn đoán nhầm trong giai đoạn sớm do chúng có những triệu chứng giống nhau.

Bệnh Hashimoto và bệnh Basedow thường dễ chẩn đoán hơn do thường chỉ cần dựa vào xét nghiệm hormone tuyến giáp.

Các xét nghiệm đối với bệnh tự miễn cũng thường liên quan đến một số kháng thể đặc hiệu.

Xét nghiệm công thức máu toàn phần có thể được chỉ định để xác định số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu. Do khi hệ miễn dịch tấn công các cơ quan, số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu thường không ở mức bình thường.

Những xét nghiệm khác có thể giúp xác định tình trạng viêm nhiễm bất thường trong cơ thể. Viêm là một triệu chứng khá phổ biến trong tất cả các bệnh tự miễn. Các xét nghiệm phản ứng viêm bao gồm: Protein C phản ứng và đo tốc độ máu lắng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Liệu bạn có mắc bệnh tự miễn hay không?

Ths.Hồng Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicalnewstoday
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm