Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lupus và những tổn thương trên các hệ cơ quan

Lupus là một bệnh tự miễn. Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ tự tấn công các mô và cơ quan khỏe mạnh của cơ thể thay vì tấn công các kháng nguyên lạ gây hại.

Bệnh có thể gây tổn thương đến nhiều nơi  trên cơ thể bao gồm khớp, da, tim, mạch máu, não, thận, xương và phổi. Có nhiều loại lupus khác nhau, mỗi loại đều có cách khởi phát và triệu chứng khác nhau. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của lupus, nhưng chúng ta biết rằng gen di truyền đóng một vai trò nhất định và tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới.

Da liễu

Phần lớn những người bị lupus gặp các vấn đề về da. Các tổn thương tại da khác nhau tùy thuộc vào loại lupus và mức độ hoạt động của lupus. Một trong những dấu hiệu báo hiệu lupus là sự phát ban trên mặt. Ban đỏ ở vị trí mũi và má và trông giống như hình cánh bướm. Ban đỏ thường xuất hiện ở mặt, nhưng nó cũng có thể xuất hiện trên tay, chân, hoặc vị trí khác trên cơ thể.

Lupus cũng làm da bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng cực tím nhân tạo. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không được bảo vệ có thể gây ra những vết hình tròn đỏ và có vảy. Những vết này có thể hình thành trên da đầu và mặt, hoặc những vùng khác bị phơi nắng, như cổ hoặc cánh tay của bạn.

Các vết loét có thể hình thành trong miệng của bạn, trên má hoặc lợi. Chúng cũng có thể xuất hiện trên mũi, da đầu, hoặc biểu mô âm đạo. Những vết loét này có thể không đau hoặc đau. Chúng là những dấu hiệu của tình trạng viêm trong bênh lupus và khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Hội chứng Sjogren cũng phổ biến ở những người có rối loạn tự miễn, như bệnh lupus. Miệng và mắt bạn sẽ cảm thấy rất khô. Bạn có thể gặp khó khăn khi nói, nuốt, cảm thấy ngứa, đỏ và khó chịu ở mắt. Khô miệng cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị sâu răng, bởi vì nước bọt giúp bảo vệ răng khỏi vi khuẩn. Các tổn thương xảy ra tại răng lợi khi kết hợp với những tổn thương kèm theo khác giúp bác sỹ hướng tới chẩn đoán hội chứng Sjogren.

Một số người bị lupus có thể bị hói, hoặc rụng tóc. Tóc trở nên khô và dễ gãy hơn, tóc có thể rụng, đặc biệt ở vùng trước trán. Tóc có thể mọc trở lại, hoặc bạn có thể bị mất tóc vĩnh viễn ở một số vị trí.

Hệ nội tiết

Tuyến tụy là một tuyền nằm sau dạ dày sát thành sau của ổ bụng, tuyến tụy tiết ra dịch tụy để tiêu hóa thức ăn và còn giải phóng ra các hooc môn có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu tuyến tụy hoạt động bất thường, bạn sẽ đối mặt với những nguy cơ bị nhiễm trùng, các vấn đề về tiêu hóa và tiểu đường. Lupus có thể gây viêm tuỵ (pancreatitis)..

Hệ tiết niệu

Hoạt động bình thường của thận và hệ tiết niệu rất quan trọng để duy trì sức khoẻ tốt. Hệ tiết giúp loại bỏ chất thải ra khỏi máu, điều chỉnh khối lượng và áp lực máu. Các vấn đề về thận rất phổ biến ở những người mắc bệnh lupus, tình trạng viêm thận do lupus. Các triệu chứng của những rối loạn tại thận bao gồm:

  • Máu trong nước tiểu
  • Sưng vùng bụng tương ứng vị trí thận
  • Sưng phù chân hoặc mắt cá chân
  • Buồn nôn và nôn

Hệ tuần hoàn

Lupus ảnh hưởng tiêu cực đến tim và mạch máu của bạn. Những người bị lupus ban đỏ hệ thống (SLE) có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch. Trên thực tế, bệnh tim là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người bị lupus. Bạn sẽ cần phải áp dụng một số biện pháp dự phòng, như chế độ ăn lành mạnh giúp chống viêm và các hoạt động thể chất để duy trì huyết áp và cholesterol.

Lupus cũng khiến động mạch bị tổn thương, mạch máu có thể vỡ và gây chảy máu tại nơi chúng bị vỡ. Khi các vị trí bị vỡ là các mạch máu nhở dưới da, da tại vị trí này sẽ đổi màu. Nếu vị trí vỡ mạch tại các vị trí khác đặc biệt tại não và tim có thể gây tử vong. Mặc dù ít phổ biến, lupus cũng có thể gây thiếu máu. Điều này xảy ra khi cơ thể có ít tế bào hồng cầu hơn do tình trạng viêm của lupus, do chảy máu hoặc do hệ miễn dịch đã tấn công các tế bào hồng cầu.

Hệ thần kinh

Các vấn đề về khả năng ghi nhớ và suy nghĩ, thường được gọi là "brain fog" có thể xảy ra với những người đã bị bệnh lupus trong vài năm. Viêm và thiếu oxy ở các vùng của não gây ra vấn đề với chức năng nhận thức. Bạn cũng có thể có những thay đổi về hành vi, ảo giác, hoặc cảm thấy khó khăn khi biểu đạt suy nghĩ của mình.

Hội chứng Fibromyalgia (hội chứng đau xơ cơ) cũng có thể xuất hiện đồng thời với các rối loạn tự miễn khác. Fibromyalgia gây nên tình trạng đau mãn tính, mệt mỏi, hội chứng ruột kích thích và các vấn đề về giấc ngủ. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là bởi sự rối loạn của não trọng việc xử lí các tín hiệu đau. Ngoài ra tình trạng đau nửa đầu do lupus có nguyên nhân do các mạch máu bị tổn thương ở não.

Hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch của bạn được thiết kế để bảo vệ cơ thể bạn khỏi những tác nhân có hại. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ tấn công các kháng nguyên lạ, như vi khuẩn, virus, và các tác nhân gây bệnh khác. Lupus, giống như các bệnh tự miễn khác, hệ thống miễn dịch tấn công và làm rối loạn chức năng các mô cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể.

Những tổn thương tại các mô cơ quan có thể tồn tại lâu dài và vĩnh viễn. Phản ứng viêm xảy ra ở một số khu vực nào đó trên cơ thể là kết quả khi các tế bào bạch cầu có thẩm quyền miễn dịch tấn công các kháng nguyên, phản ứng viêm sẽ kết thúc khi kháng nguyên lạ đã bị tiêu diệt hoặc bất hoạt. Trong bệnh lupus khi hệ thống miễn dịch nhìn nhận các mô khỏe mạnh như là những mối đe dọa, thì phản ứng viêm sẽ tiếp tục và không biến mất. Các phản ứng viêm này là nguyên nhân gây ra đau và các tổn thương lâu dài và vĩnh viễn cho các hệ cơ quan.

Hệ tiêu hoá

Thức ăn di chuyển trong hệ tiêu hóa của bạn, tại đây cơ thể sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết và đào thải các chất cặn bã. Bệnh lupus và một số loại thuốc được dùng để điều trị bệnh có thể gây ra các tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa. Viêm tại thực quản do lupus có thể gây ra chứng ợ nóng. Các vấn đề khác với hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và táo bón thường là tác dụng phụ từ các thuốc điều trị lupus. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), dùng để điều giảm đau ở người bị lupus và các bệnh mạn tính khác, cũng có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu dạ dày.

Gan giúp khử độc và loại bỏ các chất độc hại trong máu. Viêm gan do lupus có thể khiến gan không thực hiện các chức năng sinh lý bình thường, và gan còn có thể bị to.

Hệ xương khớp

Lupus cũng gây ra tình trạng hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các khớp, gây đau và viêm khớp. Khi khớp bị viêm, nó gây ra đau và các tổn thương lâu dài. Viêm khớp do lupus đôi khi có thể ảnh hưởng đến các khớp lớn, như khớp gối và hông, nhưng thường gặp hơn tại các khớp nhỏ, như khớp ngón tay và cổ tay. Một số loại thuốc dùng để điều trị lupus có thể gây tình trạng mất xương hoặc loãng xương, từ đó xương của bạn dễ bị gãy và tổn thương hơn.

Hệ hô hấp

Lupus làm cho bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường hô hấp và viêm phổi. Viêm và dịch tích tụ bên trong hay xung quanh phổi có thể gây ra nhiều triệu chứng hô hấp khác nhau ở người bị lupus. Bạn cũng có thể bị đau ngực khi hít sâu.

Hệ sinh dục

Lupus không trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của bạn, nhưng bệnh có thể gây ra các biến chứng trong thai kì. Lupus trong thai kì thường mang đến những nguy cơ cao cho thai nhi và cần được bác sỹ khám và theo dõi thường xuyên. Các nguy cơ bao gồm:

  • Sẩy thai
  • Đẻ non
  • Tiền sản giật

Trẻ sinh ra cũng có thể bị lupus sơ sinh, Tuy nhiên, một phụ nữ bị lupus thường sinh các em bé khỏe mạnh. Các thai phụ cần được chăm sóc và hỗ trợ ý tế nhiều hơn trong suốt thai kỳ.

Trong khi lupus có khả năng gây ra các tổn thương và triệu chứng trên toàn cơ thể, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ bị tất cả những tổn thương này. Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ phụ thuộc vào loại lupus bạn mắc và các yếu tố nguy cơ khác bao gồm gen di truyền và thời gian bạn đã mắc bệnh. Nếu bệnh lupus của bạn được kiểm soát tốt, bạn có thể có các triệu chứng nhẹ hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thông tin cần biết về bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm