Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giấc ngủ bảo vệ não bộ của chúng ta như thế nào?

Một giấc ngủ chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng suy nghĩ nhạy bén và đồng thời, bảo vệ bộ não khỏi các vấn đề liên quan đến trí nhớ như bệnh Alzheimer cùng các chứng mất trí nhớ khác. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những lời khuyên hữu ích nhất đến từ các nhà khoa học nghiên cứu về mối liên hệ giữa giấc ngủ, suy nghĩ và trí nhớ.

Giấc ngủ là một phần cơ bản của sự sống, liên quan mật thiết tới cơ chế sinh hóa về cách tổ chức của mọi tế bào, bao gồm các quá trình quản lý và thể hiện cảm xúc, cách chúng ta phản ứng với thế giới và cách chúng ta học hỏi.

Bất cứ ai đã từng cố gắng thức suốt đêm đều nhận ra một điều rằng các suy nghĩ có xu hướng trở nên mơ hồ hơn vào ngày hôm sau. Nhưng nhờ các nghiên cứu lâm sàng trong lĩnh vực này, những lý do khiến hiệu suất làm việc bị ảnh hưởng đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Giấc ngủ sâu là khoảng thời gian diễn ra quá trình lưu trữ của bộ não. Đồng thời, các sản phẩm phụ độc hại đã tích tụ tự nhiên trong suốt một ngày dài cũng được não bộ loại bỏ. Khi giấc ngủ không diễn ra (hoặc ngủ không đủ), tất cả các quá trình này sẽ bị gián đoạn, kết quả là suy nghĩ và trí nhớ có thể bị ảnh hưởng.

Đọc thêm tại bài viết: Ngủ sâu là gì và tại sao nó lại quan trọng? 

Quá trình học tập xảy ra khi thức và khi ngủ

Theo nghiên cứu, giấc ngủ từ lâu đã được công nhận là rất quan trọng để củng cố trí nhớ. Có thể chúng ta đã quen với quá trình học tập diễn ra khi thức giấc. Nhưng việc có thể nhớ lại những suy nghĩ và cuộc trò chuyện đó sau này hay không còn phụ thuộc vào các quá trình khác diễn ra trong khi ngủ. Bao gồm:

  • Mã hóa. Chúng ta tiếp xúc với thông tin mới, được mã hóa tại não khi thức giấc và để lại các "dấu vết" ký ức. Tại thời điểm này, những ký ức mới rất dễ bị lãng quên.
  • Hợp nhất. Thông tin mới được sắp xếp, phân loại và lưu trữ ở các vùng não khác nhau để phục hồi trong giai đoạn ngủ sâu. Đây là lúc những ký ức mới được tích hợp vào mạng lưới kiến ​​thức hiện có.
  • Truy xuất. Đây là nhiệm vụ ghi nhớ và tiếp cận kho lưu trữ của não bộ để truy cập những thông tin liên quan.

Mặc dù quá trình mã hóa và truy xuất diễn ra trong khi thức, nhưng việc hợp nhất thông tin lại đòi hỏi những giấc ngủ chất lượng cao với thời lượng từ 7 đến 9 tiếng.

Tất cả các giai đoạn của giấc ngủ đều đóng vai trò giúp gắn kết các ký ức

Quá trình củng cố trí nhớ xảy ra trong khi ngủ là rất phức tạp và các vùng não khác nhau thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.  Mỗi giai đoạn của giấc ngủ có thể đóng một vai trò trong việc gắn kết các kí ức. Một bài đánh giá đã giải thích vai trò của cả giấc ngủ sóng chậm và giấc ngủ REM trong việc gắn kết các loại ký ức khác nhau:

  • Giấc ngủ sóng chậm là giai đoạn ngủ sâu khi não bắt đầu sắp xếp, nhận biết và củng cố thông tin tường thuật hoặc thực tế thu được trong ngày.
  • Giấc ngủ REM rất quan trọng đối với quá trình học tập theo quy trình (sự tích hợp từng bước các sự kiện vào một quy trình lớn hơn) và các kỹ năng vận động (chẳng hạn như ghi nhớ cách thực hiện một kỹ thuật cụ thể).

Giấc ngủ sóng chậm tạo tiền đề, trong khi giấc ngủ REM lập trình các kết nối và “phát triển” não bộ. Điều này giải thích lý do tại sao giấc ngủ sau khi làm việc giúp tiếp nhận một số kỹ năng vận động và dường như giúp củng cố thêm quá trình rèn luyện.

Trong một báo cáo, các nhà nghiên cứu mô tả giấc ngủ là một giai đoạn "phân loại trí nhớ", trong đó, não bộ tìm kiếm các mẫu chung trong thông tin mới, xác định một bộ quy tắc để phân loại thông tin và tích hợp thông tin mới vào vùng não rộng lớn và vì vậy, kho kiến ​​thức ngày càng phát triển. Trước khi được gửi đi, thông tin sẽ được đánh giá về mức độ liên quan và mối quan hệ với những gì bạn biết.

Đọc thêm tại bài viết: Giấc ngủ - Cơ chế sửa chữa tổn thương của não bộ 

Bộ não của chúng ta cũng tự động dọn dẹp khi ngủ

Giấc ngủ không chỉ giúp nắm bắt và lưu trữ thông tin mới mà còn giúp loại bỏ sự tích tụ của các protein độc hại, nếu tích tụ trong não có thể làm tắc nghẽn và giết chết các tế bào thần kinh khỏe mạnh cũng như những ký ức mà chúng ta lưu trữ.

Amyloid là một loại protein có trong các mảng bám và đám rối tại não bộ của những người mắc bệnh Alzheimer và cùng với protein, chúng có liên quan mật thiết đến nhiều dạng mất trí nhớ. Và một giấc ngủ chất lượng chính là yếu tố giúp loại bỏ các những protein gây hại này. Đặc biệt, lượng protein amyloid có hại trong não của những người khỏe mạnh có thể gia tăng chỉ sau một đêm không ngủ và xuất hiện những tác động tiêu cực.

Các nghiên cứu hiện tại cho thấy quá trình lọc và làm sạch xảy ra trong khi ngủ có thể giúp ngăn ngừa những tổn thương dẫn đến mất trí nhớ liên quan đến bệnh Alzheimer.

Kết luận

Có rất nhiều quá trình xảy ra trong khi ngủ giúp bảo vệ những suy nghĩ và trí nhớ. Tuy nhiên, trước khi các phương pháp chữa trị hữu ích được tìm ra, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về trí nhớ liên quan đến giấc ngủ không chỉ là ngủ đủ giấc mà còn phải ngủ chất lượng.

Mặc dù, chúng ta chưa thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ hoặc giải quyết vấn đề suy giảm nhận thức, nhưng chúng ta có thể tìm cách tối ưu hóa giấc ngủ để bảo vệ não bộ và hệ thần kinh.

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo EverydayHealth
Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm