Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự thật đằng sau 4 ngộ nhận về giấc ngủ của con người

Con người dành khoảng 1/3 cuộc đời để ngủ, thế nhưng giấc ngủ còn chứa đựng nhiều bí ẩn mà chúng ta chưa khám phá hết. Dưới đây là một số lầm tưởng về giấc ngủ mà nhiều người cho rằng đó là sự thật.

Não ngừng hoạt động khi bạn ngủ

May thay, não bộ của con người vẫn hoạt động ngay cả trong giấc ngủ. Não thực hiện những chức năng quan trọng như điều hòa hô hấp, do đó không bao giờ “tắt” hoàn toàn. Thực tế, trong giai đoạn ngủ REM (giai đoạn ngủ mơ), hoạt động của sóng não diễn ra gần như trạng thái thức.

Khi con người ngủ, não bộ trải qua các chu kỳ gồm các giai đoạn ngủ non-REM (còn được gọi là giấc ngủ sâu) và kết thúc bằng giai đoạn REM. Trong các giai đoạn đầu, một số vùng trong não, như hạch hạnh nhân (amygdala) đảm nhiệm cảm xúc, vẫn hoạt động rất tích cực. Trong giai đoạn ngủ REM, vùng đồi thị “thức dậy”, chuyển tín hiệu về giác quan đến vỏ não, tạo nên hình ảnh và âm thanh trong giấc mơ của chúng ta. 

Nhớ được giấc mơ là bạn đã ngủ ngon

Bạn sẽ nhớ được giấc mơ khi thức giấc trong hoặc ngay sau giai đoạn REM

Một khi đã thức dậy, hầu hết chúng ta quên đã mơ thấy gì trong giấc ngủ. Giấc mơ diễn ra ở giai đoạn ngủ REM, nhưng chúng gần như đều bị quên ngay lập tức. Vì thế, bạn chỉ có thể nhớ được ký ức về giấc mơ nếu thức dậy trong hoặc ngay sau giai đoạn ngủ REM. 

Nhớ được giấc mơ không có nghĩa là bạn đã ngủ ngon. Một nghiên cứu của Đại học Lyon, Pháp cho thấy những người có khả năng nhớ lại được giấc mơ thường thức giấc vào ban đêm. Đây là dấu hiệu giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, nhất là vào đúng thời điểm não vẫn còn ký ức về giấc mơ.

Không được đánh thức người mộng du

Nên bảo đảm an toàn cho người mộng du và chỉ dẫn họ về giường

Nhiều người tin rằng đánh thức người mộng du có thể khiến họ lên cơn đau tim hoặc đột tử. Điều này không chính xác, tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi đánh thức người đang mộng du. Hành động này có thể khiến người đang ngủ bối rối, hoảng sợ và có thể trở nên bạo lực. Khi bị giật mình, người mộng du có thể tấn công người đánh thức.

Đi lại trong giấc ngủ có thể khiến con người va chạm với đồ đạc trong nhà, ngã hoặc bị thương. Do đó, biện pháp tốt nhất ở đây là theo dõi và đảm bảo an toàn cho những người mộng du. Người thân nên cố gắng chỉ dẫn họ đi về giường an toàn và đánh thức họ dậy một cách nhẹ nhàng.

Đồ uống có cồn giúp ngủ ngon

Đồ uống có cồn như rượu, bia đúng là khiến con người dễ ngủ, vào giấc nhanh hơn. Người say rượu cũng rất khó đánh thức, do đó nhiều người cho rằng uống rượu giúp ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ dưới ảnh hưởng của đồ uống có cồn kém hơn nhiều so với bình thường. Cồn gây rối loạn các giai đoạn ngủ của con người, giảm thời lượng của giai đoạn ngủ REM. Giấc ngủ bất thường sẽ khiến bạn không sảng khoái và tỉnh táo khi thức dậy. Đồng thời, chứng mất ngủ cũng phổ biến ở những người thường xuyên sử dụng rượu, bia.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Magiê ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn như thế nào?

Quỳnh Trang H+ (Theo Medical News Today) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 11/10/2024

    Tác dụng phụ khi điều trị viêm đường hô hấp trên cho trẻ tại nhà

    Không đến các sơ sở y tế, không được bác sĩ kê đơn, nhiều phụ huynh tự ý mua thuốc và điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ tại nhà . Việc làm này khiến bệnh tình của trẻ không được cải thiện mà còn kéo theo một số biến chứng nguy hiểm

  • 11/10/2024

    Làm việc ca đêm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?

    Do đặc thù công việc, nhiều người buộc phải luân phiên làm ca đêm. Tuy nhiên, làm việc vào ban đêm dẫn đến sự mất cân bằng nhịp sinh học tự nhiên, có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch

  • 11/10/2024

    Sử dụng vitamin D đúng cách cho trẻ nhỏ

    Vitamin D rất quan trọng với nhiều chức năng ở trẻ nhỏ, như chức năng xương khớp, chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, bổ sung vitamin D đúng cách như thế nào thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết

  • 10/10/2024

    Mi mắt – vùng da dễ lão hóa nhất trên gương mặt

    Nhiều chị em lo ngại về quầng thâm và bọng mắt ở vùng da dưới mắt, tuy nhiên, mi mắt mới là vùng da có nguy cơ lão hóa đầu tiên trên gương mặt.

  • 09/10/2024

    Dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

  • 08/10/2024

    Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 10/10: Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và những dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý

    Ngày Sức khỏe Tâm thần – 10/10 hàng năm là một dịp để chúng ta nhìn lại và suy ngẫm về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Trong xã hội hiện đại khi những áp lực và thách thức ngày càng gia tăng, việc duy trì một tinh thần khỏe mạnh không chỉ đơn thuần là tránh xa bệnh tật mà còn là xây dựng một nền tảng vững chắc cho một cuộc sống viên mãn và hạnh phúc.

  • 08/10/2024

    Các nhóm thực phẩm giúp mái tóc khỏe đẹp

    Mái tóc khỏe đẹp, mượt mà phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể thiếu một số chất sẽ khiến mái tóc yếu rụng... Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp mái tóc mượt.

  • 08/10/2024

    Hội chứng Apert

    Hội chứng Apert là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự phát triển bất thường của sọ. Trẻ em mắc hội chứng Apert được sinh ra với hình dáng sọ và khuôn mặt biến dạng, đi cùng nhiều khuyết tật khác. Phẫu thuật tạo hình có thể giúp sửa một số bất thường xương mặt.

Xem thêm