Ngủ trưa được chứng minh là thói quen có lợi cho sức khỏe, giúp nạp lại năng lượng và chuẩn bị cho những giờ làm việc, học tập trong ngày. Một giấc ngủ trưa chất lượng sẽ đem đến những tác dụng sau:
Giảm stress
Não bộ cần nghỉ ngơi sau khi làm việc liên tục để nạp lại năng lượng. Do đó, một giấc ngủ trưa giúp bạn điều chỉnh lại trạng thái, sẵn sàng làm việc vào buổi chiều. Nếu bạn thấy căng thẳng, áp lực, hãy nghỉ ngơi vào buổi trưa. Giấc ngủ ngắn này giúp bạn thư thái hơn khi quay lại làm việc.
Giúp bạn tỉnh táo
Mất ngủ, thiếu ngủ vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến công việc, hiệu suất của bạn trong ngày hôm sau. Nếu ngày làm việc của bạn rất bận rộn, hãy đảm bảo bạn ngủ ngon vào đêm hôm trước. Nhân viên văn phòng nên dành vài phút để ngủ sau bữa trưa. Giấc ngủ trưa giúp bạn có thêm nhiều năng lượng, tỉnh táo và tập trung hơn vào buổi chiều.
Cải thiện trí nhớ
Trạng thái mệt mỏi của não bộ cản trở khả năng học tập và ghi nhớ thông tin mới. Giấc ngủ trưa chất lượng giúp não bộ được thả lỏng, giảm các chất độc hại gây ảnh hưởng đến chức năng não bộ.
Tốt cho tim mạch
Nhờ khả năng giảm căng thẳng, giấc ngủ trưa giúp hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim. Những người tăng huyết áp làm việc tại môi trường công sở bận rộn, căng thẳng được khuyến nghị nên ngủ trưa. Giấc ngủ ngắn sẽ giúp giảm áp lực công việc và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Ngủ trưa bao lâu là đủ?
Giấc ngủ trưa với độ dài vừa đủ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi
Ngủ trưa quá lâu sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và giấc ngủ vào ban đêm. Đồng thời, khi ngủ trưa, bạn không nên tiếp xúc với các thiết bị điện tử, hạn chế bị làm phiền bởi các yếu tố bên ngoài. Để ngủ trưa hiệu quả, tỉnh dậy không mệt mỏi, bạn nên lưu ý đến độ dài của giấc ngủ:
Ngủ 10-20 phút
Giấc ngủ này phù hợp với những người phải quay lại làm việc ngay sau khi tỉnh dậy.
Giấc ngủ Nasa 26 phút
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, giấc ngủ trưa dài 26 phút giúp cải thiện 34% thao tác và 54% sự tỉnh táo của các phi công. Giấc ngủ này thích hợp cho những ngày bạn phải tăng ca, làm thêm giờ.
Ngủ trưa 30 phút
Ngủ trưa trong 30 phút sẽ khiến bạn uể oải, trì trệ trong khoảng 30 phút trước khi tỉnh táo trở lại. Bạn nên tránh ngủ trong khoảng thời gian này.
Ngủ trưa 60 phút
Giấc ngủ kéo dài 60 phút khiến bạn rơi vào trạng thái giấc ngủ sâu, giúp cải thiện trí nhớ và quá trình xử lý thông tin. Bạn nên ngủ trưa trong khoảng 60 phút trước khi có những cuộc họp, buổi thuyết trình quan trọng.
Ngủ trưa 90 phút
Đây là khoảng thời gian đủ để thực hiện 1 chu kỳ giấc ngủ. Giấc ngủ trưa dài 90 phút giúp bạn cải thiện sức sáng tạo, trí nhớ cảm xúc và trí nhớ thường trực. Bạn nên đảm bảo giấc ngủ chất lượng trong 90 phút trước một kỳ thi quan trọng hoặc các dự án lớn.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Sự thật đáng ngạc nhiên về những giấc ngủ trưa ngắn