Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 mẹo giúp bạn lấy lại năng lượng chỉ sau một giấc ngủ trưa

Hãy ngồi thoái mái, thư giãn và chợp mắt một lát thôi. Bạn sẽ trở lại ngày làm việc tỉnh táo hơn khoảng 54%. Hãy xem vì sao nhé!

Hạn chế kéo dài thời gian của giấc ngủ trưa

Các chuyên gia về giấc ngủ đã chỉ ra rằng thời gian của giấc ngủ trưa có ảnh hưởng to lớn đến sự tỉnh táo của bạn sau đó. Một giấc ngủ trưa nơi công sở nên kéo dài từ 10 đến 26 phút, bởi các nhà khoa học NASA phát hiện ra rằng một giấc ngủ trưa 26 phút cải thiện hiệu suất phi công 34% và sự tỉnh táo là 54%.
Một giấc ngủ trưa kéo dài khoảng 1 giờ sẽ kích hoạt chuyển động mắt nhanh, giúp cải thiện trí nhớ, và 90 phút ngủ sẽ giúp bạn có một chu kỳ giấc ngủ hoàn chỉnh, có thể thúc đẩy sự sáng tạo và trí nhớ cảm xúc. Hãy coi chừng khi ngủ lâu hơn 90 phút, bạn sẽ bước vào một chu kỳ giấc ngủ mới và sẽ không nhận được bất kỳ lợi ích bổ sung nào. Bên cạnh đó, nó có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ ban đêm của bạn.

Điều chỉnh thời gian ngủ trưa phù hợp với thời gian mà bạn thức giấc

Đối với hầu hết mọi người, thời gian tốt nhất để ngủ trưa là từ 13h00 đến 15h00. Nhưng nếu bạn có lịch trình giấc ngủ bất thường (dậy từ sáng sớm hoặc thức đêm), tốt nhất là nên sắp xếp thời gian ngủ trưa của mình phù hợp với thời gian mà bạn thức dậy. Theo tiến sĩ tâm lý học Sara Mednick, tạo ra một thời gian biểu ngủ nghỉ hợp lí là hết sức cần thiết. Ví dụ, nếu bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng thì ngủ trưa lúc 1 giờ chiều; thức dậy lúc 6 giờ sáng thì ngủ trưa lúc 1h30 chiều; tường tự là 7 giờ sáng và 2 giờ chiều; 8 giờ sáng và 2 rưỡi chiều.

Hãy gắn giấc ngủ trưa vào thời gian biểu của bạn

Tập cho trẻ thói quen ngủ trưa vào một giờ nhất định là rất quan trọng. Và đối với người lớn cũng vậy. Ngủ trưa vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ giúp gắn thói quen này vào nhịp sinh học của bạn. Cơ thể của bạn sẽ bắt đầu nhận ra khi giấc ngủ trưa đang đến gần, và bạn sẽ thấy dễ dàng hơn để thiếp đi nhanh chóng.

Bạn có thể nhấm nháp một chút cà phê trước khi chợp mắt

Nghe có vẻ phản trực giác, nhưng nhấm nháp cà phê ngay trước khi ngủ trưa có thể mang lại sự tỉnh táo tối ưu, theo nghiên cứu của Nhật Bản. Kể từ uống thì cà phê mất 20-30 phút để có hiệu lực đầy đủ, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn sau khi nghỉ trưa 20 phút. Như Newsweek có viết, "hãy nghĩ về một giấc ngủ trưa như một phần trong tách cà phê của bạn".

Hãy tìm một nơi yên tĩnh và ít ánh sáng để nằm

Theo MentalFloss.com, sẽ mất thêm khoảng 50% thời gian để bạn đi vào giấc ngủ nếu bạn ở tư thế ngồi so với khi bạn nằm. Đó là lí do tại sao chúng ta khó ngủ khi đi máy bay hoặc tàu xe! Hãy tìm cho mình một nơi thoải mái, ít ánh sáng và không quá nóng hoặc quá lạnh. Theo Prevention.com, bạn nên ngủ trưa trên một chiếc ghế đệm dài chứ không nên ngủ trên giường để tránh bị ngủ quá lâu. Một điều đáng ngạc nhiên là nơi ngủ trưa tốt nhất lại là trên một chiếc võng. Nghiên cứu của Thụy Sĩ phát hiện ra rằng những người nằm trên võng có thể thiếp đi nhanh hơn và có giấc ngủ sâu hơn khi họ nằm trên giường. Đó là do những chuyển động lắc lư giống như ru trẻ ngủ. Bạn cũng có thể sử dụng bịt mắt để tránh ánh sáng và dễ đi vào giấc ngủ.

Giữ ấm cơ thể

Nhiệt độ trong phòng khi ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Ngủ trưa ở cơ quan

Trong khi nhiều cơ quan cuối cùng đã công nhận lợi ích của việc ngủ trưa của người lao động, nhưng rất có thể cơ quan của bạn vẫn chưa như vậy. "Nếu bạn đủ may mắn để có một căn phòng, hãy đóng cửa lại và chỉ cần không nói cho ai biết bạn đang ngủ trưa!", tiến sĩ Rebecca Robbins nói. "Tôi không thể nói cho bạn biết có bao nhiêu giám đốc điều hành đã cho tôi thấy túi ngủ dưới bàn làm việc của họ."

Đi ra ngoài trời sau khi tỉnh dậy

Nếu bạn có thời gian sau khi ngủ trưa, hãy đi ra ngoài trời. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể giúp bạn giảm căng thẳng và hạ huyết áp. Theo bác sĩ Jacob Teitelbaum, ánh nắng mặt trời có thể làm cơ thể tăng sản xuất serotonin, giúp cải thiện tinh thần và tăng năng lượng.

Hãy tập kéo dãn

Bắt nhịp lại với một ngày làm việc bằng ít nhất một đến hai phút tập kéo dãn và hít thở sâu. Nếu bạn chỉ có ít thời gian, bạn có thể ôm hai cánh tay của bạn ở sau gáy và hít sâu khoảng 30 giây. Động tác kéo dãn có thể làm lồng ngực mở rộng giúp bạn hít thở sâu hơn, làm tăng sự hăng hái của bạn cho cả một buổi chiều.

Đừng lo lắng nếu bạn không thể ngủ

Theo bác sĩ Mathew Edlund, ngủ cũng là một bài thuốc để chữa bệnh. Hãy thử đưa mắt của bạn lên đỉnh đầu như thể bạn đang nhìn chằm chằm lên trần nhà. Sau đó, nhắm mắt lại. Tập trung vào việc giữ đôi mắt ở trạng thái trên, và hít thở thật sâu, bạn có thể đi vào giấc ngủ lúc nào mà không hay biết.
Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Lý do bạn nên ngủ trưa đúng cách tại nơi làm việc

 

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Rd
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm