Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lý do bạn nên ngủ trưa đúng cách tại nơi làm việc

Ngủ trưa tại nơi làm việc hoàn toàn phụ thuộc vào lựa chọn và thói quen của bạn. Nếu bạn có ý định dễ chịu này, hãy tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây để bạn có giấc ngủ trưa có lợi cho sức khỏe.

Lý do bạn nên ngủ trưa đúng cách tại nơi làm việc 

Nếu bạn thường xuyên thấy mệt mỏi và không tỉnh táo trong giờ làm việc, rất có thể bạn đang thiếu ngủ. Một nghiên cứu cho thấy gần 2 phần 3 chúng ta không có giấc ngủ đầy đủ. Trong số 2.969 người Hoa Kỳ trưởng thành được phỏng vấn về thói quen ngủ trưa, chỉ có 34% ngủ trưa mỗi ngày (nam giới là 38% nhiều hơn so với nữ giới là 31%). Theo độ tuổi, những người trên 80 tuổi chiếm số lượng ngủ trưa nhiều nhất (52%), tiếp theo là những người ở độ tuổi 30 đến 49 (35%). 

Ngủ trưa không đồng nghĩa với việc bạn lười biếng. Thậm chí, một khảo sát còn cho thấy ngủ trưa liên quan đến thành công về mặt tài chính. Không những vậy, ngủ trưa còn cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và sự tỉnh táo cho hoạt động buổi chiều. Theo kết quả của một nghiên cứu tại Hy Lạp, những người ngủ trưa tổng cộng 30 - 60 phút mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ tử vong do đau tim đến 37% - lợi ích này được cho là do ngủ trưa giúp giảm stress gây hại đến tim mạch.

Thói quen ngủ trưa tại nơi làm việc rất khác nhau giữa mỗi quốc gia, và nhất là theo chế độ làm việc. Giấc ngủ trưa là một giấc ngủ ngắn ban ngày vào giờ nghỉ trưa, hoặc đầu giờ chiều, hoặc sau bữa ăn trưa, tùy theo trường lớp, cơ quan hoặc lịch sinh hoạt cá nhân. Đây là một thói quen truyền thống ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có khí hậu ấm áp. Ở Việt Nam, chúng ta thường có thói quen ngủ trưa tại các trường học, công sở.

Lợi ích của giấc ngủ trưa

Giấc ngủ trưa đặc biệt có lợi cho học sinh, những người làm văn phòng, người lao động nặng nhọc, phụ nữ có thai và người già. Dưới đây là những lợi ích dễ nhận thấy của giấc ngủ trưa:

  • Ngủ trưa ngắn, đúng cách sẽ ngăn chặn sự kiệt sức, làm giảm căng thẳng và thêm tỉnh táo cho buổi chiều, giúp học tập, làm việc có hiệu quả hơn.
  • Ngủ trưa giúp thư giãn tâm trí và khởi động lại khả năng hoạt động và tư duy của bộ não. Trí não con người không thể minh mẫn suốt một ngày dài, đầu óc bạn sẽ sáng suốt vào buổi sáng rồi giảm dần đến 13h và tăng trở lại vào khoảng từ 17 đến 21h. Một giấc ngủ trưa ngắn sẽ giúp bạn cân bằng lại nhịp sinh học và các hoạt động trí não, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Giấc ngủ trưa còn giúp nâng cao nhận thức các giác quan, cải thiện sự sáng tạo trong công việc.
  • Khi giấc ngủ ban đêm có vấn đề, cơ thể bạn thường mệt mỏi hơn vào sáng hôm sau. Một giấc ngủ trưa sẽ giúp bạn bù lấp những mệt mỏi đó, giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo và tăng năng suất làm việc.
  • Một số chuyên gia còn cho rằng, giấc ngủ trưa hợp lý giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.

Độ dài của giấc ngủ trưa thế nào là hợp lý?

  • Giấc ngủ trưa quá ngắn, chỉ 5 phút không mang lại hiệu quả.
  • Giấc ngủ trưa 10 - 30 phút sẽ đánh tan sự mệt mỏi một cách nhanh chóng và mang lại một trí óc minh mẫn ít nhất là 2 - 3 giờ tiếp theo của buổi chiều.
  • Giấc ngủ trưa kéo dài từ 20 – 40 phút có thể cải thiện đáng kể khả năng và hiệu quả công việc trong buổi chiều. Tuy nhiên, với thời gian ngủ trưa như vậy sẽ không tránh khỏi cảm giác ngái ngủ sau khi thức dậy và bạn sẽ cần một thời gian lâu hơn để bắt kịp công việc buổi chiều.
  • Khi thời gian ngủ trưa tăng lên 45- 90 phút thì giấc ngủ trưa bắt đầu có hại cho sức khỏe của bạn, bởi đó là một giấc ngủ sâu nhưng không hoàn thiện, bạn sẽ khó có thể tỉnh dậy để làm việc buổi chiều. Đồng thời, rất có thể bạn sẽ bị mất ngủ vào ban đêm.

Không ngủ trưa có tốt không?

Việc ngủ trưa là thói quen của một số người và có những tác động tốt cho sức khỏe. Với những người có thói quen ngủ trưa, nếu không được ngủ trưa có thể sẽ gây ra những tác hại sau:

Giảm trí nhớ: Bình thường cơ thể chúng ta có sức khỏe tốt nhất vào buổi sáng. Sau một buổi sáng tập trung công việc đầu bạn có thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, nếu không được nghỉ ngơi kịp thời não bộ của bạn sẽ hoạt động một cách yếu ớt. Hậu quả tất yếu là giảm tính tích cực, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc vào buổi chiều.

Chất lượng công việc giảm sút: Nếu bị mất ngủ vào buổi trưa, đến chiều bạn sẽ bắt đầu công việc bằng trạng thái mệt mỏi, dễ dẫn đến chất lượng công việc không đạt hiệu quả cao. Sau một buổi sáng làm việc cơ thể bạn cần nghỉ ngơi để nạp thêm năng lượng cho buổi chiều để đạt hiệu quả công việc cao nhất.

Rối loạn tâm lý: Não bộ hoạt động quá sức và bị căng thẳng sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn hoạt động của hệ thần kinh như lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi…Lâu ngày có thể gây rối loạn tâm lý, thậm trí dẫn đến một  số vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường: một số nghiên cứu cho rằng, khi bạn không ngủ trưa, cơ thể bạn sẽ cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim. Vì thế nguy cơ bạn mắc các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường sẽ cao hơn so với các trường hợp khác.

Bạn nên sắp xếp thời gian để nghỉ trưa từ 15-30 phút mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Nhưng nếu bạn không có thời gian để ngủ hoặc không thể ngủ trưa tại nơi làm việc hay cảm nhận giấc ngủ trưa chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và gây trở ngại cho giấc ngủ ban đêm, thì nên đi ra ngoài. Tìm đến những nơi có ánh nắng mặt trời giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể và ngăn chặn chất gây buồn ngủ melatonin tấn công.

Những cách đơn giản để có một giấc ngủ trưa tốt cho sức khỏe

Ngủ trưa đúng giờ

Nên ngủ trưa và thức dậy vào một giờ nhất định hàng ngày, điều này sẽ tạo thói quen cho não bộ để có thể làm việc, học tập buổi chiều tốt hơn. Không nên ngủ trưa muộn hơn 4 giờ chiều, giấc ngủ đó có thể làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học, khiến bạn không có giấc ngủ ngon vào ban đêm.

Chủ động ngủ trưa trong vòng 10 phút

Ngủ trưa không nên chiếm quá nhiều thời gian và chỉ nên ngủ trưa 10 – 30 phút, tùy thuộc vào độ tuổi và công việc của bạn. Hầu hết các nghiên cứu đã kết luận rằng 10 phút ngủ trưa cũng có hiệu quả như ngủ trưa 20 hay 30 phút, và bạn cũng dễ dàng thu xếp để có giấc ngủ này hơn. Tránh tình trạng ngủ quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi thêm, giảm khả năng làm việc buổi chiều. Hãy đặt báo thức để thức dậy kịp thời cho giờ học hay làm việc buổi chiều.

Tránh ngủ trên giường

Ngủ trưa trên giường khiến bạn cảm thấy như mình đang ngủ vào ban đêm nên ngủ sâu hơn và khó thức dậy hơn. Vì vậy, văn phòng của bạn thực sự là nơi tốt để ngủ trưa bởi không có một cái giường nào cả! Bạn có thể ngủ trên ghế tựa nếu thấy thoải mái, thay vì kê đệm hay chiếu để ngủ.

Chiếc ghế này có thiết kế thích hợp để ngủ trưa tại văn phòng
 
Khi ngủ trưa ở trường học, văn phòng...

Hay chọn tư thế ngủ đúng để thả lỏng cơ thể giúp các cơ bắp được giãn đều. Nếu có điều kiện, nên sử dụng giường gấp hoặc ghế ngủ. Nên nằm nghiêng sang phải hoặc nằm ngửa để tránh tim bị áp lực. Tuyệt đối không gục mặt xuống bàn, không gối đầu vào khuỷu tay, tránh đè tay lên ngực, bắt chéo chân.

Dùng gối khi ngủ: một cái gối nhỏ, mềm vừa phải, không quá cao, và gối sâu về phía gáy khi nằm ngủ sẽ giúp giấc ngủ trưa ngon hơn rất nhiều.

Đắp chăn mỏng:Thân nhiệt của bạn sẽ sụt giảm khi bạn ngủ. Bạn sẽ ngủ ngon giấc hơn nếu cảm thấy thoải mái, vì vậy nên chuẩn bị chăn mỏng để đắp. Bên cạnh đó, phần lớn các cơ quan cũng không cho phép bạn tự điều chỉnh nhiệt độ dễ dàng.

Nên ngủ ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh tiếng ồn, ánh sáng trực tiếp. Khi ngủ trưa nên để nhiệt độ phòng từ 28 – 30 độ C, vì khi ngủ nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống nên cần để nhiệt độ phòng thích hợp để tránh bị cảm lạnh.

Khi thức giấc, không nên đứng dậy ngay mà hãy đứng hoặc  ngồi tại chỗ 1 - 3 phút để cơ thể tỉnh táo hẳn rồi mới đứng dậy và bắt tay vào công việc buổi chiều.

Ăn bỏng ngô?

Đường bột trong bỏng ngô giúp cơ thể tiết ra serotonin giúp bạn buồn ngủ. Hãy ăn một nắm tay bỏng ngô 30 phút trước giờ bạn đi ngủ.

Tắt các tác nhân gây phân tán

Hãy tắt điện thoại và các thiết bị cầm tay, cũng như âm thanh báo email từ máy tính. Bạn sẽ ngủ tốt hơn khi môi trường yên tĩnh, và bạn cũng có thể nghe thấy chuông báo thức rõ hơn để tỉnh dậy.

Giảm ánh sáng

Bạn có thể hạ bớt nguồn sáng hoặc sử dụng miếng che mắt. Cũng như tiếng ồn, ánh sáng khiến bạn khó ngủ ngon hơn.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Giấc ngủ trưa và lợi ích sức khỏe

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm