Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đối phó với sự kỳ thị bệnh béo phì

Xử lý tốt về mặt cảm xúc với thừa cân là chìa khóa để điều trị bệnh béo phì thành công. Vậy làm thế nào để đối phó với sự kỳ thị bệnh béo phì? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết sau.

Cảm xúc

Mặc dù nguyên nhân gây béo phì có liên quan đến một số yếu tố thể chất như di truyền, lối sống ít vận động và chế độ ăn uống thiếu khoa học, tuy nhiên lối sống và việc lựa chọn chế độ ăn uống mà mọi người đưa ra thường bắt nguồn từ suy nghĩ và cảm xúc.

Cảm giác chán nản, lo lắng hoặc buồn bã nếu đi kèm với căng thẳng và lối suy nghĩ tiêu cực có thể khiến một người ăn quá nhiều. Trên thực tế, béo phì đã được so sánh với các chứng nghiện khác như rượu và ma túy vì các chứng nghiện này đều có chung một số nguyên nhân liên quan đến cảm xúc tiêu cực, dẫn đến việc sử dụng các chất kích thích này. Ví dụ, theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ thì nhận thức tiêu cực về bản thân, cùng với chứng trầm cảm là hai trong số những động lực phổ biến nhất đằng sau việc sử dụng thực phẩm để đối phó.

Những người béo phì dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hơn, trong khi những người gầy dựa vào hệ thống bên trong của chính mình để nhắc nhở bản thân đã ăn đủ. Trừ khi bạn có thể đối phó với các khía cạnh cảm xúc của việc ăn quá nhiều, nếu không việc đối phó với bệnh béo phì càng trở nên khá khó khăn. Quá trình thay đổi nhận thức của một người cũng như giải quyết các yếu tố cảm xúc liên quan đến béo phì đòi hỏi cần có một cách tiếp cận và một kế hoạch điều trị chuyên sâu.

Ăn uống vô độ và béo phì

Ăn uống vô độ được định nghĩa là tiêu thụ một lượng rất lớn thức ăn trong một khoảng thời gian ngắn chẳng hạn như vài giờ và tình trạng mất kiểm soát trong ăn uống có thể kéo dài sau đó.

Phụ nữ có nguy cơ béo phì cao hơn nam giới một chút, nhưng họ dễ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ vòng xoắn béo phì và trầm cảm hơn nhiều. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2008 cho thấy, tỷ lệ trầm cảm nặng ở phụ nữ béo phì tăng 37%. Một nghiên cứu khác về phụ nữ béo phì cho thấy hơn một nửa (51%) những người tham gia nghiên cứu mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ cũng có tiền sử trầm cảm nặng.

Việc ăn uống vô độ được nhiều người coi là một phương tiện để kiểm soát những cảm xúc không mong muốn, một số phương pháp điều trị nhắm vào khả năng điều chỉnh cảm xúc của bệnh nhân. Một ví dụ về phương pháp điều trị nhằm điều chỉnh cảm xúc là liệu pháp hành vi biện chứng.

Liệu pháp hành vi biện chứng là một phương pháp điều trị nhận thức tập trung vào việc xây dựng khả năng chịu đựng cảm xúc, nhận thức chánh niệm, kỹ năng đối phó và kiểm soát các mối quan hệ giữa các cá nhân. Các nghiên cứu cho thấy rằng những người được dạy các nguyên tắc của liệu pháp hành vi biện chứng đã giảm đáng kể hành vi ăn uống vô độ.

Đọc thêm bài viết: Giảm cân an toàn cho trẻ thừa cân, béo phì

Trầm cảm và béo phì

Thông thường, béo phì đi đôi với trầm cảm. Cả hai có tác động qua lại lẫn nhau làm trầm trọng tình trạng của nhau. Ăn quá nhiều thường khiến một người cảm thấy tội lỗi, điều này có thể dẫn đến cảm giác thất bại và trầm cảm. Đổi lại, trầm cảm có thể khiến một người ăn quá nhiều như một cách để đối phó với cảm xúc của họ. Do vậy, trước khi điều trị béo phì có hiệu quả, nhiều người phải tìm cách điều trị bệnh trầm cảm.

Cũng giống như vòng xoắn luẩn quẩn qua lại của việc ăn quá nhiều và trầm cảm, căng thẳng và trầm cảm cũng có thể tác động lẫn nhau. Điều này có thể dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống bình thường, dẫn đến béo phì.

Ví dụ, một người đang trải qua một mối quan hệ rắc rối hoặc chịu một mất mát lớn đột nhiên thường sẽ bắt đầu ăn rất nhiều, đặc biệt là ăn những thực phẩm giàu calo. Thêm vào đó trầm cảm có thể khiến bạn khó có động lực để tập thể dục hoặc tham gia vào các hoạt động thể chất khác.

Một khi những thói quen ăn uống không lành mạnh, gây mất động lực này được thiết lập, chúng thường trở thành thói quen lâu dài, dẫn đến tình trạng lười vận động, ăn quá nhiều và béo phì mạn tính. Việc đối phó với bệnh béo phì có nghĩa là đối phó với các yếu tố gây căng thẳng tiềm ẩn như những đau buồn và mất mát gây ra trầm cảm, vì chính những yếu tố căng thẳng này có thể dẫn đến tình trạng lười vận động và ăn quá nhiều.

Xã hội

Đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp của bệnh béo phì là một thách thức phải được thực hiện với tư cách xã hội. Không chỉ mỗi người được chẩn đoán mắc bệnh béo phì cần phải chiến đấu với trận chiến cá nhân của riêng mình, mà tất cả mọi người phải hợp tác với nhau để xóa bỏ sự kỳ thị liên quan đến tình trạng này, vì những tác động tàn phá của nó đối với những người đang phải vật lộn với bệnh béo phì.

Sự kỳ thị của mọi người xung quanh đối với những người béo phì đe dọa sức khỏe, tạo ra sự chênh lệch về sức khỏe và cản trở các nỗ lực can thiệp béo phì hiệu quả. Sự kỳ thị cân nặng vừa là vấn đề về công bằng xã hội vừa là ưu tiên hàng đầu của sức khỏe cộng đồng.

Nhóm hỗ trợ cộng đồng

Bạn có thể tham gia vào các nhóm giảm cân trong cộng đồng để tìm kiếm sự sẻ chia, giúp đỡ

Đối phó với sự kỳ thị của xã hội đối với bệnh béo phì

Kỳ thị béo phì là một vấn đề phổ biến ở Mỹ và các nước phương Tây khác và tại Việt Nam cũng đang xảy ra tình trạng này. Những người thừa cân và béo phì gặp bất lợi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các mối quan hệ. Đối với những người béo phì, đối phó với sự kỳ thị có thể là trải nghiệm hàng ngày liên quan đến căng thẳng tâm lý, ăn uống vô độ, tránh tập thể dục và tăng hormone gây căng thẳng cortisol.

Ngoại hình là một yếu tố quan trọng trong cách một người đối phó với bệnh béo phì. Cách những người béo phì cảm nhận về bản thân có liên quan nhiều đến cách họ trải qua sự kỳ thị của xã hội. Một nghiên cứu năm 2015 tiết lộ rằng, khi đối phó với bệnh béo phì, nhận thức về bản thân và phản ứng của một người đối với sự kỳ thị của xã hội có thể thay đổi theo thời gian.

Vì vậy, làm thế nào để mọi người đối phó với sự kỳ thị béo phì để cải thiện hình ảnh bản thân? Dưới đây là cách mà mọi người đã sử dụng để đối phó với bệnh béo phì:

  • Rời khỏi, không quan tâm đến những câu chuyện kì thì về ngoại hình của mình
  • Suy nghĩ tích cực
  • Tự trò chuyện với bản thân bằng những lời tích cực
  • Hoặc có thể bạn sẽ phải tự chấp nhận với điều đó

Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể rõ ràng nào cho thấy đâu là giải pháp hiệu quả nhất để đối phó với bệnh béo phì.

Đọc thêm bài viết: Chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì

Thực tế

Thuật ngữ “đối phó” đề cập đến những nỗ lực về hành vi và nhận thức để giải quyết hiệu quả hơn các yếu tố tác động từ bên ngoài và bên trong. Có nhiều chiến lược đối phó khác nhau. Đối phó với bệnh béo phì thường đòi hỏi một cách tiếp cận đa ngành với nhóm chuyên nghiệp. “Nhóm” bao gồm các chuyên gia được trang bị để giải quyết các vấn đề nhiều mặt liên quan đến béo phì như: vấn đề liên quan đến lòng tự trọng, cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực.

Đôi khi việc thay đổi chế độ ăn uống hoặc tăng hoạt động thể chất là không đủ. Bạn phải thay đổi cách bạn nhìn nhận bản thân và cách bạn đối phó với căng thẳng cũng như cảm xúc tiêu cực.

Có rất nhiều điều bạn có thể thử để giúp bạn làm như vậy.

  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học để giải quyết chứng trầm cảm, lo lắng và các vấn đề cảm xúc khác.
  • Thuê một huấn luyện viên giảm cân chuyên nghiệp để giúp bạn đặt mục tiêu thực tế và giải quyết các vấn đề về hành vi.
  • Tham gia một nhóm hỗ trợ cộng đồng cùng nhau giảm cân
  • Viết nhật ký để theo dõi thói quen ăn uống bằng cách viết ra những cảm xúc liên quan đến thói quen ăn uống, bao gồm lượng thức ăn, những gì được ăn và thời gian trong ngày, để cung cấp cho bạn quan điểm về các yếu tố kích thích ăn uống.
  • Thu hút các thành viên khác trong gia đình vào thói quen ăn uống lành mạnh vì việc điều trị bệnh béo phì thành công đã được chứng minh là có thể đạt được nhiều hơn với sự hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình.
  • Kết nối với người có mục tiêu giảm cân chung và sử dụng hệ thống bạn bè để duy trì động lực.
  • Gọi cho bạn bè để được hỗ trợ về mặt tinh thần khi bị cám dỗ ăn đồ ăn vặt hoặc khi cần hỗ trợ để tiếp tục hướng tới lối sống và các mục tiêu khác.
  • Viết ra những cảm giác căng thẳng hoặc tiêu cực , đặc biệt là những cảm giác dẫn đến ăn quá nhiều hoặc tránh hoạt động thể chất.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người được chẩn đoán mắc bệnh béo phì có thể bày tỏ cảm xúc căng thẳng của họ thông qua giao tiếp bằng lời nói hoặc viết ra cảm xúc của họ. Điều này có thể làm giảm tác động tiêu cực mà căng thẳng gây ra cho cuộc sống của họ.

Thay vì ám ảnh về việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng hoặc lịch trình tập luyện, hãy xem xét những suy nghĩ và cảm xúc tiềm ẩn nào có thể khiến bệnh tái phát. Sau đó, hãy nói chuyện với bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để lập kế hoạch đối phó với cảm giác tồi tệ hoặc suy nghĩ tiêu cực.

Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Tham khảo dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell Health
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm