Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu chẩn đoán sớm bệnh tự kỷ ở trẻ.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ thường xuất hiện trước 3 tuổi. Chúng bao gồm các khiếm khuyết trong giao tiếp, tương tác xã hội và khả năng phản ứng của trẻ, cũng như các hành vi ám ảnh hoặc lặp đi lặp lại có thể xảy ra.

Sự xuất hiện của bệnh tự kỷ có thể khác nhau ở mỗi người về các loại triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của chúng. Một người mắc chứng tự kỷ có thể rất hay nói, thông minh và gắn bó với mọi người xung quanh, trong khi một người khác thì không nói được, trí tuệ không được tốt và gần như hoàn toàn thu mình lại.

Triệu chứng thường gặp

Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia đã tạo ra một danh sách các triệu chứng thường thấy ở bệnh tự kỷ. Điều quan trọng cần nhớ là không có triệu chứng đơn lẻ nào trong số này có khả năng biểu thị bệnh tự kỷ. Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển lan tỏa, có nghĩa là một đứa trẻ phải có nhiều triệu chứng này thì mới đủ điều kiện chẩn đoán.

Tuy nhiên, cũng vì lý do đó, nhiều trẻ em đạt được các mốc phát triển đúng thời hạn (hoặc thậm chí sớm hơn bình thường) và vẫn đủ tiêu chuẩn để được chẩn đoán phổ tự kỷ. Trong khi một số trẻ dường như phát triển điển hình trong một thời gian rồi phát triển các triệu chứng thì những trẻ khác có thể có các triệu chứng rõ ràng ngay từ khi còn nhỏ.

Đọc thêm bài viết: Trẻ sơ sinh nên được bổ sung vitamin gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của bệnh tự kỷ bao gồm:

  • Không nói bập bẹ hay chỉ tay khi được 1 tuổi
  • Không nói được từ đơn khi 16 tháng hoặc cụm từ hai từ trở lên khi 2 tuổi
  • Không có phản ứng khi nghe thấy gọi tên mình
  • Mất khả năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội
  • Giao tiếp bằng mắt kém
  • Chơi với đồ chơi hoặc đồ vật một cách bất thường (chằng hạn xếp thằng hàng quá nhiều đồ chơi hoặc đồ vật)
  • Không cười hoặc không có phản ứng xã hội
  • Phản ứng quá mức hoặc dưới mức bất thường đối với đầu vào cảm giác như xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác

Các triệu chứng của bệnh tự kỷ thường xuất hiện trước 3 tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ có các triệu chứng nhẹ có thể không rõ ràng khi còn rất nhỏ. Vì vậy, những trẻ này có thể được chẩn đoán sau 3 tuổi.

Khi chẩn đoán, thường là do trẻ có một số dấu hiệu xuất hiện muộn hơn, chẳng hạn như:

  • Suy giảm khả năng kết bạn với bạn bè đồng trang lứa
  • Không có hoặc suy giảm trí tưởng tượng và vui chơi xã hội
  • Sử dụng ngôn ngữ rập khuôn, lặp đi lặp lại hoặc bất thường
  • Sự hứng thú với mọi thứ bị hạn chế bất thường về cường độ hoặc trọng tâm
  • Có mối bận tâm với các đối tượng hoặc chủ đề nhất định
  • Tuân thủ không linh hoạt, cứng ngắc về các thói quen cụ thể

Nếu các triệu chứng trên đột nhiên xuất hiện ở một trẻ trên 3 tuổi và những triệu chứng đó chắc chắn không xuất hiện từ khi còn nhỏ thì trẻ sẽ không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, trẻ gần như chắc chắn sẽ nhận được một chẩn đoán về bất thường tâm thần hoặc phát triển khác.

Triệu chứng hiếm gặp

Những trẻ mắc chứng tự kỷ có nhiều khả năng gặp phải:

  • Động kinh
  • Thiểu năng trí tuệ
  • Hội chứng Savant (khả năng phi thường trong một lĩnh vực rất cụ thể, chẳng hạn như toán học)
  • Hyperlexia (khả năng sớm giải mã các từ mà trẻ không hề hiểu chúng)
  • Synesthesia (liên kết từ hoặc ý tưởng với âm thanh, màu sắc, mùi vị,...)
  • Trương lực cơ yếu và/hoặc khó khăn với các kỹ năng vận động tinh và thô

Đọc thêm bài viết: Làm gì khi trẻ sơ sinh không tăng cân?

Biến chứng/Chỉ định nhóm phụ

Tự kỷ có nhiều phân nhóm được đề xuất, thường phù hợp với sự hiện diện của các triệu chứng khác.

Triệu chứng ở bé trai so với bé gái

Phần lớn những người được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ là trẻ nam và nam giới. Điều này có thể một phần là do chứng tự kỷ có xu hướng trông rất khác ở trẻ gái và phụ nữ. Do đó, bệnh có thể không được nhận ra thường xuyên.

Nhìn chung, các bé trai mắc chứng tự kỷ thể hiện các triệu chứng rõ ràng như kích thích (đi tới đi lui, búng ngón tay, đung đưa). Trẻ có thể khá ồn ào, dễ bực bội hoặc trở nên tức giận khi được yêu cầu tham gia vào các hoạt động nằm ngoài vùng an toàn của trẻ. Những hành vi này tự nhiên thu hút sự chú ý của cha mẹ, giáo viên và bác sĩ.

Mặt khác, các bé gái và phụ nữ mắc chứng tự kỷ có xu hướng rất im lặng và thu mình. Họ thường là những người cô độc và không chọn tham gia vào các hoạt động nhóm. Bởi vì nhiều người chấp nhận quan niệm văn hóa rằng các cô gái thường im lặng và không bị thu hút, những hành vi này dễ bị nhầm lẫn với sự nhút nhát hoặc sự kín tiếng xã hội thông thường. Tất nhiên, có thể có nhiều biến thể tùy thuộc vào từng cá nhân.

Tập hợp với các triệu chứng khác

Hầu hết các triệu chứng của bệnh tự kỷ cũng là triệu chứng của các rối loạn sức khỏe tâm thần và phát triển khác. Do đó, không có gì lạ khi trẻ tự kỷ có thể có nhiều chẩn đoán. Ngoài ra, những người mắc chứng tự kỷ dường như dễ mắc các vấn đề khác không được liệt kê trong tiêu chuẩn chẩn đoán. Những vấn đề này bao gồm rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, hành vi tự ngược đãi bản thân,...

Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) bao gồm các yếu tố xác định các triệu chứng cùng tồn tại với nhau bao gồm:

  • Thiểu năng trí tuệ
  • Suy giảm ngôn ngữ
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • Rối loạn phối hợp phát triển
  • Rối loạn hành vi gây rối
  • Rối loạn kiểm soát xung động
  • Rối loạn hành vi
  • Rối loạn trầm cảm
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Rối loạn Tics
  • Rối loạn Tourette
  • Làm hại bản thân
  • Rối loạn ăn uống
  • Rối loạn bài tiết
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Catatonia (Rối loạn vận động)

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cha mẹ có thể rất khó xác định liệu các hành vi của trẻ có phải là triệu chứng của bệnh tự kỷ hay chỉ là những biến thể thông thường trong quá trình phát triển. Phản ứng thế nào là bình thường và thế nào là bất thường? Cũng có khả năng một số khác biệt về phát triển là do các vấn đề không liên quan đến tự kỷ gây ra. Ví dụ, không phản hồi khi được gọi tên rất có thể là một triệu chứng của khiếm thính. Chậm nói có thể là do mất ngôn ngữ hoặc mất khả năng nói.

Để chẩn đoán chính xác bệnh tự kỷ, các chuyên gia sử dụng một loạt các bài kiểm tra cụ thể thực sự đo lường các triệu chứng của trẻ. Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho trẻ làm thêm kiểm tra về khiếm thính hoặc các vấn đề về ngôn ngữ không liên quan đến chứng tự kỷ. Vì lý do đó, nếu bạn lo lắng về tình trạng của trẻ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Nếu bác sĩ nhi khoa không thể đưa ra chẩn đoán, hãy hẹn gặp bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ chuyên chẩn đoán bệnh tự kỷ.

Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.

Bác sĩ Đoàn Hồng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Very well health
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm