Nồng độ cortisol tăng cao dễ dẫn tới stress, lo âu ở trẻ tuổi teen.
Ảnh hưởng của hormone cortisol đến cơ thể
Cortisol là một dạng hormone được tổng hợp bởi các tuyến nội tiết trong cơ thể, tham gia vào nhiều quá trình của cơ thể như kiểm soát đường huyết, huyết áp... Tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol và gửi đến các cơ quan qua đường máu. Gần như mọi tế bào trong cơ thể đều có thụ thể nhận hormone cortisol.
Vai trò nổi bật nhất của hormone cortisol là giúp cơ thể đối phó với tình trạng căng thẳng. Khi đối mặt với tình huống stress cấp tính, cơ thể sẽ tiết ra cortisol giúp bạn có thêm năng lượng để đưa ra phản ứng chính xác (chiến đấu, chạy trốn…). Một khi tình huống khủng hoảng đó qua đi, nồng độ cortisol trong máu sẽ trở về bình thường.
Tuy nhiên, khi tình trạng căng thẳng kéo dài, cortisol được tiết ra liên tục có thể dẫn đến đến một số vấn đề sức khỏe tiêu cực: Tâm trạng thất thường, trầm cảm, lo âu, tăng huyết áp, da dễ bầm, tích mỡ ở bụng và mặt, phụ nữ xuất hiện lông trên mặt, yếu cơ… Trong vài trường hợp hy hữu, nồng độ hormone cortisol tăng trong thời gian dài có thể dẫn đến hội chứng Cushing.
Cortisol tăng cao ở trẻ vị thành niên
Stress có thể gây ra những tác động tiêu cực với não bộ trẻ tuổi teen.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy tác động của tình trạng cortisol tăng cao với trẻ tuổi teen và vị thành niên (13-19 tuổi). Nguyên nhân có thể do đại dịch COVID-19, do mối quan hệ căng thẳng trong gia đình, áp lực học tập hay các bệnh lý mạn tính.
Tình trạng cortisol tăng cao liên tục có thể cản trở việc kết nối của các neuron thần kinh ở não bộ trẻ tuổi teen. Hậu quả là tăng nguy cơ lo âu và trầm cảm; Giảm khả năng tập trung và ghi nhớ.
Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng, tuổi dậy thì là thời gian hệ thần kinh nội tiết phát triển mạnh và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Stress tăng cao trong tuổi vị thành niên có thể tăng điều tiết cortisol vĩnh viễn và gây hại cho sức khỏe trong suốt vòng đời. Vì vậy, không chỉ trong đại dịch, cha mẹ nên quan tâm đến việc kiểm soát stress và giảm nồng độ cortisol cho trẻ tuổi teen từ sớm.
Các biện pháp giảm cortisol tự nhiên
Thực hành tỉnh thức
Các bài tập thở sâu chỉ dài 5-10 phút có thể giúp giảm stress tức thì.
Thực hành tỉnh thức (mindfulness) với các phương pháp như thiền định, tập thở… có thể giúp làm dịu tâm trí, giảm lo âu cũng như nồng độ cortisol trong cơ thể. Các bạn trẻ có thể dành 5-10 phút mỗi ngày để hít thở sâu, giãn cơ tại chỗ, nghe nhạc nhẹ để giải tỏa căng thẳng.
Bổ sung magne
Nghiên cứu cho thấy, cơ thể được cung cấp đủ magne sẽ điều hòa cortisol hiệu quả hơn. Đây là vi chất quan trọng với sức khỏe, có trong nhiều thực phẩm như: Rau lá xanh, hạt đậu, hạt hạch, ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ, cho trẻ sử dụng thực phẩm bổ sung magne phù hợp.
Ngủ đủ giấc
Tình trạng thiếu ngủ khiến nồng độ cortisol tăng cao trong cơ thể, khiến bạn mệt mỏi, uể oải, trao đổi chất rối loạn, tăng nguy cơ trầm cảm. Để kiểm soát cortisol và stress một cách tự nhiên, hãy ưu tiên ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.
Dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên
Hít thở không khí trong lành và phơi nắng có thể giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả. Ánh nắng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, góp phần kiểm soát nồng độ cortisol trong cơ thể. Vì vậy, nếu có các dấu hiệu stress, căng thẳng, lo âu, trẻ vị thành niên nên tắt điện thoại và tiếp xúc với thiên nhiên (vườn cây, công viên).
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.