Magiê là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Thiếu magiê trẻ sẽ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hoà, đưa đến thiếu canxi và phốtpho, gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân. Nếu nồng độ magiê trong máu giảm nặng, sẽ có triệu chứng yếu liệt cơ, co giật, tăng kích thích, dẫn đến hạ đường huyết, hôn mê.
Xuất hiện nhiều ở trẻ bệnh
Nhu cầu magiê của cơ thể không cao, nhưng tỷ lệ trẻ thiếu magiê không nhỏ. Trẻ bị bệnh thường có nguy cơ bị hạ magiê trong máu.
Theo một nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, hạ magiê máu xuất hiện ở trẻ bệnh từ 3 tháng đến 7 tuổi, phổ biến ở nhóm trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi.
Bao nhiêu là đủ?
Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu magiê trong một ngày (mg/ngày) của trẻ nhỏ như sau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 36mg; Trẻ 6 - 12 tháng tuổi: 54mg; Trẻ 1 - 3 tuổi: 65mg; Trẻ 4 - 6 tuổi: 76mg; Trẻ 7 - 9 tuổi: 100mg
Phòng nguy cơ thiếu magiê ở trẻ
Để phòng ngừa tình trạng thiếu magiê ở trẻ, cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tập cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng. Một bát bột (cháo) luôn phải đảm bảo 4 nhóm thực phẩm, cho trẻ ăn cả xác thực phẩm.
Cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi và ăn bột (hoặc cháo). Chỉ cho trẻ ăn cơm khi trẻ được 2 tuổi, đã có đủ răng hàm để nhai. Từ 2 - 5 tuổi, cho trẻ ăn ba bữa chính và hai bữa phụ, bữa chính phải đủ chất và lượng, bữa phụ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như sữa, sữa chua, chè đậu,… chứ không phải nước ngọt, kẹo hay bim bim,…
Trẻ lớn hơn 5 tuổi nên tiếp tục uống sữa, bữa ăn luôn phải đủ 4 nhóm thực phẩm, thức ăn phải đa dạng và phong phú.
Trẻ cần được theo dõi sức khoẻ thường xuyên để can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu sụt cân hoặc tăng cân quá mức, phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Khi trẻ bị bệnh, cần được các bác sĩ dinh dưỡng tư vấn để có chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vai trò của magiê với chị em.
Củ cải là loại rau được yêu thích trong mùa đông và được dùng để chế biến nhiều món ăn. Củ cải ngâm giấm không chỉ giúp ngon miệng mà còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.
Tết Nguyên Đán, khoảnh khắc sum vầy và hy vọng, thường đi kèm với những thay đổi trong nhịp sống. Niềm vui gặp gỡ, du xuân và tiệc tùng có thể khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng.
Bia không cồn được xem là một lựa chọn thay thế an toàn cho bia có cồn, nhưng thực tế loại đồ uống này có thể gây nguy hiểm cho một số nhóm người. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguy cơ tiềm ẩn khi tiêu thụ bia không cồn, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai hoặc những người đang trong quá trình hồi phục sau rối loạn sử dụng rượu bia.
Cha mẹ cho trẻ ăn đúng giờ, tránh một lần quá nhiều, hạn chế chất béo và đồ ngọt để tránh đầy bụng, phòng các bệnh tiêu hóa.
Năm mới là thời điểm lý tưởng để ta nhìn lại hành trình đã qua và xác định những mục tiêu mới, những thay đổi tích cực cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về sự nghiệp, tài chính, hay các mối quan hệ, việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cũng là điều vô cùng quan trọng.
Kỳ nghỉ lễ là thời điểm để tận hưởng các món ăn ngon và quây quần bên gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, giữa những bữa tiệc thịnh soạn, bánh kẹo ngọt và lịch trình bận rộn, việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng trở thành thách thức với phần lớn chúng ta. Dưới đây là năm cách giúp bạn đảm bảo dinh dưỡng trong những ngày Tết mà vẫn thưởng thức được hương vị đặc trưng của mùa lễ.
Ăn nhiều thực phẩm béo, chua, cay, uống nhiều rượu bia, nước ngọt là những thói quen ăn uống ngày Tết hại sức khỏe, cần tránh.
Mùa lễ hội đối với hầu hết mọi người là thời gian vui vẻ trong năm với các bữa tiệc, lễ kỷ niệm và các cuộc tụ tập với gia đình và bạn bè. Đối với nhiều người, đây là thời gian đầy nỗi buồn tự suy ngẫm, cô đơn và lo lắng .