Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sau tuổi thôi nôi, trẻ ăn thế nào để lớn "như thổi"

Đến giai đoạn hơn 1 tuổi, trẻ hoạt động nhiều hơn, nhu cầu năng lượng tăng cao hơn. Vì vậy cha mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Vậy trẻ lứa tuổi này ăn gì để phát triển thể chất tốt nhất?

Cho trẻ uống sữa bò

Giai đoạn trẻ hơn 1 tuổi là thời điểm lý tưởng để tập cho bé làm quen với các loại thức ăn khác. Cho nên trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ, các bà mẹ đã có thể chuyển từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang sữa bò (loại nguyên kem) cho bé ăn. 

Cũng nên tập cho bé uống sữa bằng cốc thay vì bú bình như trước. 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-2 tuổi - Ảnh 1.

Có thể chuyển sang cho trẻ uống sữa bò.

Tập thói quen ăn uống tốt

Các thói quen ăn uống hình thành từ khi trẻ còn nhỏ. Vì vậy, cần sớm tập cho bé thói quen ăn uống lành mạnh. Cha mẹ phải hướng dẫn bé cách lựa chọn các thức ăn, dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và tốt cho sức khỏe. 

Cho phép bé tự quyết định nên ăn gì trong các loại thức ăn. Bé có thể ăn bao nhiêu tùy thích… Cha mẹ không ép buộc bé ăn thứ bé không thích. Điều đó càng khiến bé trở nên bướng bỉnh và khó hình thành thói quen ăn uống tốt.

Ăn bao nhiêu là đủ?

Dạ dày của trẻ (1-2 tuổi) còn rất nhỏ, chỉ chứa được một lượng thức ăn nhất định.  Vì thế, cha mẹ không nên lo lắng khi thấy bé không ăn nhiều. 

Bữa ăn phải cân bằng dưỡng chất, lượng vừa phải. Nếu bé vẫn đói, muốn ăn thêm hãy cho bé ăn rau, củ.

Cho bé ăn tráng miệng hoặc ăn bữa phụ như sữa chua và trái cây tươi.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-2 tuổi - Ảnh 2.

Bổ sung sữa chua trong chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Một ngày mẹ cần cho bé ăn như sau:

Tháp dinh dưỡng cho trẻ sau tuổi thôi nôi - Ảnh 4.

Giai đoạn sau 1 tuổi, cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.

Trẻ 1 tuổi cần khoảng 1.000 calo chia cho ba bữa ăn và hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, năng lượng và dinh dưỡng tốt.

Ăn 3 bữa chính: có thể là cháo hoặc súp nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.

Ngoài ra trẻ vẫn cần uống bổ sung sữa như bú sữa mẹ, sữa công thức, sữa bò tươi với lượng khoảng 600-800ml sữa. Ăn thêm hoa quả tươi trong các bữa phụ. Ban đêm trẻ vẫn có thể bú mẹ theo nhu cầu.

Trẻ từ sau 1 bắt đầu phát triển nhanh cả về thể lực và trí tuệ, vì vậy cha mẹ chú ý chǎm sóc, nuôi dưỡng để trẻ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật, phòng tránh nguy cơ suy dinh dưỡng.

Đừng lãng phí nguồn sữa mẹ bởi sữa mẹ có thể cung cấp dinh dưỡng và tăng kháng thể cho bé. Tốt nhất cho trẻ bú mẹ đến 18 - 24 tháng. Khẩu phần ǎn của trẻ cần được cung cấp đủ nǎng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải pháp dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

Xem thêm