Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hậu quả khôn lường khi cho trẻ ăn mặn

Nhiều bà mẹ khi chế biến thức ăn cho trẻ thường cho thêm một chút muối, gia vị hay nước mắm nhằm làm tăng hương vị.

Ăn mặn ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của trẻ, gây nhiều hệ lụy về sau.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen ăn uống cho thêm muối, gia vị hay nước mắm vào thức ăn, sẽ khiến thận phải làm việc quá tải, gây ra biến chứng có hại cho sức khỏe.

Tác hại của việc ăn mặn với sức khỏe của trẻ

Thành phần chính của muối ăn là natri, khi ăn nhiều muối sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri. Ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, tăng sức cản ngoại vi. Ở độ tuổi của trẻ thì chưa thực sự cảm nhận được nhưng nếu ăn mặn trở thành thói quen ăn uống thì khi lớn tuổi khả năng cao mắc bệnh tăng huyết áp.

Thận cũng là bộ phận sống còn giúp kiểm soát huyết áp bởi chúng giúp thải lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể và duy trì cân bằng nồng độ muối. Nếu ăn mặn, thận của trẻ sẽ phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị các bệnh về thận. Ngoài ra ăn mặn còn liên quan đến các nguy cơ như ung thư dạ dày, loãng xương hay hen suyễn về sau.

Nhu cầu muối của cơ thể trẻ nhỏ chỉ cần dưới 2g/ngày. Nếu bố mẹ nêm nếm cho bé ăn như người lớn từ nhỏ, lớn lên bé sẽ mắc thói quen ăn uống không tốt, gây hại đến thận và dễ bị mắc các bệnh về huyết áp, thận, tim mạch và hạn chế về chiều cao.

Hậu quả khôn lường khi cho trẻ ăn mặn - Ảnh 1.

Lưu ý khi nếm thức ăn cho trẻ

Theo Viện Dinh dưỡng, quan niệm muối cho ngon miệng chỉ đúng với người lớn. Còn đối với trẻ con chính là quá mặn và có thể hại thận, ảnh hưởng sức khỏe bé. Việc nêm muối không giúp trẻ ăn ngon hơn hay làm bé cứng cáp.

Nêm gia vị quá đậm là một trong những nguyên nhân khiến bé ám ảnh và biếng ăn. Việc cho 1/2 muỗng cà phê muối là vượt quá ngưỡng tối đa cho con.

Tác hại của việc ăn mặn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại của trẻ mà còn kéo theo nhiều hệ lụy không tốt trong tương lai. Vì vậy, khi bé còn nhỏ mẹ nên cho con ăn nhạt, như vậy sẽ tránh được thói quen ăn uống sau này, phòng ngừa được các bệnh về tim mạch trong tương lai.

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng, với trẻ mới ăn dặm, bé hoàn toàn chưa biết phân biệt mặn nhạt là gì. Khẩu vị của bé hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị của người lớn. Các bà mẹ thường có thói quen nếm thức ăn cho trẻ và cứ nghĩ rằng trẻ em cũng giống mình, phải vừa miệng thì trẻ ăn mới ngon. Tuy nhiên, quan niệm này tiềm ẩn nguy cơ lâu dài cho sức khỏe của trẻ.

Việc cho muối vào bột/cháo của trẻ có thể gây ảnh hưởng đến thận. Chức năng thận của trẻ dưới 12 tháng tuổi rất non nớt và việc mẹ nêm quá nhiều muối/mắm khi nấu bột/cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn, thận phải làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến tổn hại chức năng thận.

Hậu quả là trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai… Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm gây tổn thương não bộ.

Ngoài sữa thì ngũ cốc, hoa quả, thịt gia cầm, cá, trứng, rau tươi trong khẩu phần bổ sung đều có một lượng natri nhất định hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu natri của cơ thể trẻ 6 - 12 tháng.

Muối cần được tiêu thụ hàng ngày nhưng chỉ cần một lượng rất ít. Nếu tính cả lượng muối có trong nước mắm, nước chấm các loại, bột canh, hạt nêm và thực phẩm thì cơ thể trẻ 1 - 2 tuổi chỉ cần 2,3g/ngày.

Trong chế biến bữa ăn bổ sung cho trẻ 1 - 2 tuổi có thể sử dụng những gia vị mặn chứa natri nhưng với số lượng hợp lý (1,5g muối/ngày) vì một phần nhu cầu natri của trẻ đã được cung cấp từ các thực phẩm tự nhiên (10%) và thực phẩm chế biến sẵn (20%).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác hại khôn lường từ thói quen ăn mặn.

Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm