Ăn mặn khát nước?
Theo quan niệm trước đây, việc ăn mặn sẽ khiến chúng ta trở nên khát nước hơn. Điều này có thể lý giải là do thuyết thẩm thấu trong tế bào. Khi chúng ta ăn mặn, nồng độ ion Natri sẽ tăng lên trong khoảng gian bào và làm tăng áp lực thẩm thấu, dẫn đến nước được hút ra khỏi tế bào. Quá trình này làm nước bị đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu, khiến cơ thể mất nước và khát.
Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng: ăn mặn không khiến cơ thể mất nước, tức là không khiến chúng ta khát, mà khiến chúng ta đói.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức và được đăng tải trên tạp chí Journal of Clinical Investigation đã tiến hành theo dõi chế độ ăn của các phi hành gia trong một môi trường giả định mô phỏng chuyến bay tới sao Hỏa. Kết quả cho thấy, việc ăn nhiều thực phẩm mặn, cụ thể là nhiều muối khiến các phi hành gia ít khát hơn và uống ít nước hơn.
Theo các chuyên gia, không có mối tương quan nào giữa lượng muối tăng và lượng nước tiểu tăng, dù muối tìm thấy trong nước tiểu có tăng lên. Cơ chế được giải thích là natri được kéo ra khỏi tế bào và đào thải ra theo đường nước tiểu, nhưng chỉ có natri được đào thải, trong khi lượng nước vẫn được thận điều chỉnh và quay lại chu trình tuần hoàn của cơ thể.
Thí nghiệm trên chuột cho thấy, ure được tích tụ trong thận và ngăn cản nước bị hút bởi natri và clorua. Điều này ngăn cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Tuy nhiên, nó lại dẫn đến một hiện tượng là những con chuột này lại đói hơn và ăn nhiều hơn. Khi đánh giá trên các phi hành gia, họ cũng than phiền cảm giác đói nhiều hơn.
Theo các chuyên gia, nghiên cứu cho thấy ure không chỉ là một sản phẩm thải mà còn là một hợp chất osmolyte – chất liên kết nước và giúp vận chuyển nước rất quan trọng. Ure giúp giữ nước cho cơ thể, nhất là khi chúng ta bài thải muối. Đây được coi là cách bảo tồn nước tự nhiên của cơ thể trong trường hợp cơ thể đang dư thừa lượng muối.
Cảm giác khát nước có thể do nhiều lý do
Theo các chuyên gia, việc có cảm giác khát nước sau khi ăn mặn gặp phải ở nhiều người. Tuy nhiên, đây không phải do quá trình mất nước của cơ thể. Lý giải có thể đến từ trải nghiệm của việc tiêu thụ thức ăn, như một phản ứng nhất thời nào đó do thức ăn tinh bột khô gây kích ứng cổ họng chẳng hạn. Bản thân lượng muối không kéo theo nước đào thải theo đường nước tiểu, do vậy cơ thể không bị mất nước.
Bổ sung nước cho cơ thể là cần thiết, đặc biệt với các đồ ăn công nghiệp
Một nghiên cứu gần đây có tựa đề Mối liên hệ giữa tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến và tổng lượng nước tiêu thụ tại Mỹ đã nghiên cứu trên hơn 24.000 người tham gia và so sánh tổng lượng nước tiêu thụ với việc ăn các thực phẩm đã qua chế biến. Thực phẩm siêu chế biến ở đây được định nghĩa là thực phẩm có thời hạn sử dụng dài, có hương vị ổn định lâu, thường giá cả phải chăng. Những loại thực phẩm này bao gồm kem, bánh quy, bánh mì, đồ uống có ga, hầu hết các loại ngũ cốc ăn sáng và cái gọi là các sản phẩm thịt hoàn nguyên như xúc xích… và thông thường, các thực phẩm chế biến sẵn này cũng có hàm lượng muối cao. Kết quả cho thấy: những người tham gia mất nước nhanh hơn với các thực phẩm chế biến sẵn.
Tổng kết
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng ăn mặn không gây ra khát nước mà thay vào đó, nó gây tình trạng đói nhiều hơn. Ngoài ra, việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt khi đi kèm với các loại đồ uống ngọt cũng có thể gây ra tình trạng thiếu nước của cơ thể. Nước là thành phần không thể thiếu của sự sống, do vậy các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên bổ sung nước đầy đủ, uống nước đều đặn không cần để đến khi có cảm giác khát.
Tham khảo thêm thông tin tại: Uống nước nhiều đến mức nước tiểu trong suốt có tốt không?
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.