Khi chưa có con, nếu nhìn thấy cảnh một ông bố bế một đứa con nhỏ đi rong ngoài đường và bà mẹ cầm bát cơm bước vội phía sau, miệng không ngớt giục "nuốt đi con", chắc hẳn bạn sẽ thầm nghĩ “Sao phải khổ thế, nó không ăn thì cầm roi” hoặc “Sau này có con nhất định mình không cho con ăn rong kiểu như vậy”.
Đành là không nên cho trẻ ăn rong vì có thể tạo cho trẻ thói quen không tốt. Nhưng trên thực tế, không ít ông bố bà mẹ cực chẳng đã mới phải dùng đến biện pháp này, bởi con biếng ăn, lười ăn. Tình trạng này không còn lạ lẫm gì với các gia đình có con nhỏ, nhất khi trong giai đoạn trẻ từ 1-3 tuổi.
Khi thấy con che, ngậm miệng hoặc quay mặt đi, khóc lóc khi thấy thức ăn; thường xuyên ngậm không chịu nuốt; phản ứng buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn, nhiều mẹ nghĩ chắc con lại nhõng nhẽo, khảnh ăn nên lại càng ra sức ép buộc. Việc này thường không mang lại nhiều kết quả khả quan.
Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ mà mẹ nên biết. Đó có thể là:
Chẳng hạn như trẻ bị dọa nạt, quát mắng, ép ăn hoặc nuông chiều trong bữa ăn, cho trẻ vừa ăn vừa chơi, cha mẹ và gia đình không hoặc ít quan tâm, chăm sóc đến bữa ăn của trẻ, trẻ chưa thích nghi, ngại thay đổi môi trường ăn uống (thời gian, nơi ăn,...).
Một số bệnh lý mắc phải có thể khiến trẻ biếng ăn như bệnh về tiêu hóa, răng miệng (sâu răng, viêm loét miệng, viêm dạ dày, viêm ruột, ...), các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và mãn tính (viêm phổi, lao, giun sán,....) hoặc trẻ đang dùng thuốc kháng sinh điều trị. Khi bị nhiễm khuẩn, hàm lượng vitamin và khoáng chất bị mất đi nhiều, nhất là vitamin A, C, nhóm B, magie, sắt, kẽm... khiến trẻ biếng ăn.
Thông thường, ở một số giai đoạn thay đổi sinh lý như lẫy (lật), ngồi, đứng, đi, mọc răng... bé có thể bị biếng ăn tạm thời khoảng 1-2 tuần và sau đó trở lại bình thường. Đây là những giai đoạn trẻ mải khám phá khả năng của cơ thể, học và luyện tập kỹ năng mới nên không chú tâm tới việc ăn uống. Giai đoạn này thường gặp ở trẻ 3 - 4 tháng, 9 - 12 tháng, 16 - 18 tháng,...
Để khắc phục được tình trạng biếng ăn ở trẻ trước hết bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân con lười ăn do đâu, từ đó mới có giải pháp tốt nhất. Nếu bé biếng ăn do đang bị táo bón, cảm cúm, viêm amidan, lở miệng, thiếu máu, viêm tai giữa… thì cần tập trung giúp bé khỏi bệnh trước mới có thể cải thiện được chứng biếng ăn.
Quan trọng nhất là phải hiểu tâm lý cũng như thói quen của trẻ để sắp xếp, lên chế độ ăn uống phù hợp. Trong bữa ăn phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái, đa dạng các loại thực phẩm, trang trí bắt mắt giúp trẻ ăn ngon miệng, không nên mắng mỏ, dọa dẫm. Đồng thời, cha mẹ phải cho con ăn đúng cữ, hạn chế ăn vặt trong vòng 2-3 giờ trước bữa chính.
Biếng ăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân và nhiều kiểu khác nhau, nhưng tựu chung lại đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nếu diễn ra trong thời gian dài. Bởi khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng dễ dẫn đến thiếu các vi chất, dần dà tác động xấu đến miễn dịch, cản trở việc phát triển trí tuệ và chiều cao của trẻ. Bé dễ bị ốm và ốm sẽ lâu khỏi hơn. Bé có nguy cơ bị thấp còi và mắc những bệnh mãn tính khi lớn tuổi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ thiếu vi chất vi khoáng - tình trạng báo động và những hệ lụy khó lường.
Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.
Natri là chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần với lượng nhỏ, khi ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ, thậm chí là bệnh thận. Việc kiểm soát lượng natri ăn vào có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi lớn tuổi.
Nghiên cứu cho thấy, đa số những người “có da có thịt” một chút lại khỏe mạnh hơn khi về già. Người cao tuổi nên tập luyện thế nào để giữ cân nặng hợp lý?
Xã hội phát triển, tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái ngày càng tăng, bình thường tuổi dậy thì ở bé gái từ 9-13 tuổi, nếu bé có kinh lần đầu trước 8 tuổi là dậy thì sớm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc kết hợp nhiệt độ cao với các hóa chất tạo kiểu tóc tạo ra hàm lượng cao các chất hữu cơ bay hơi, nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ra mối nguy cho sức khỏe.
Bạn có thể không thích thời tiết mùa đông lạnh lẽo, ảm đạm. Nhưng việc ở trong nhà vào mùa đông có mang lại những lợi ích đáng kể. Mùa đông cũng là thời điểm hoàn hảo để làm sạch hoàn toàn không gian trong ngôi nhà của bạn.
Các nhà nghiên cứu cho biết về những tác động tiêu cực của việc cười quá mức, đặc biệt là ở người mắc hen suyễn.