Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có nên đánh thức trẻ dậy để ăn?

Bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân tại sao bạn cần cho trẻ sơ sinh ăn thường xuyên và đánh thức trẻ nếu trẻ ngủ qua cữ bú:

Trẻ sơ sinh phát triển nhanh do đó trẻ cần ăn rất nhiều bữa. Cũng giống như người trưởng thành, trẻ không thể nhịn ăn trong quá lâu. Theo khuyến nghị của Viện Nhi kho Hoa Kỳ (AAP), bố mẹ nên đánh thức trẻ dậy nếu trẻ ngủ hơn 4-5 tiếng mỗi lần trong 2 tuần đầu tiên.

Dạ dày của trẻ còn nhỏ

Vì sữa mẹ nguồn thức ăn phù hợp nhất dành cho trẻ, do đó quá trình tiêu hóa của trẻ diễn ra nhanh, thêm vào đó dạ dày của trẻ cũng còn rất bé (khi trẻ được 2 tuần tuổi dạ dày của trẻ chỉ lớn hơn quả bóng bàn một chút). Do đó, trẻ có nhu cầu cần bú khoảng 2 - 3 giờ/lần. Trẻ ăn sữa công thức có thể ăn cách nhau xa hơn, từ 3 - 4 giờ/lần trong tháng đầu tiên vì sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ.

Trẻ có thể ngủ qua cơn đói

Trong phần lớn trường hợp, khi trẻ đói trẻ sẽ tạo ra các tín hiệu như cắn môi, mút ngón tay hoặc khóc lớn. Nhưng trong những tuần đầu tiên tại nhà, trẻ sơ sinh có thể ngủ qua cơn đói, trong trường hợp này, trẻ cần được đánh thức. Nếu trẻ ngủ quá say giấc, bạn có thể thử cho trẻ bú ngay trước khi bạn đi ngủ.

Đọc thêm bài viết: Hỏi nhanh – Đáp gọn: Giấc ngủ của trẻ

Trẻ cần tăng cân

Nếu trẻ sơ sinh không ăn đủ chất, điều này có thể làm chậm quá trình tăng trưởng của trẻ. Trẻ sơ sinh thông thường sẽ mất 5 - 10% trong lượng cơ thể, tùy thuộc vào phương pháp sinh đẻ, trong những ngày đầu tiên sau khi sinh ra. Trẻ không ăn đủ trong những ngày đầu tiên còn có thể có nguy cơ bị vàng da và hạ đường huyết.

Mẹ cần tăng cường nguồn sữa

Trẻ sơ sinh không được bú đầy đủ thường xuyên có thể gây cản trở quá trình sản xuất sữa, do đó bạn cần cho trẻ ăn theo các cữ nhất định để lượng sữa được tiết ra đầy đủ nhất. Điều này cũng tương tự, nếu như trẻ không được bú trong thời gian dài mà sữa mẹ không được vắt ra ngoài, thì sữa mẹ cũng sẽ bị giảm bài tiết. Vì lý do này, bố mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy khi trẻ bú quá lâu.

Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy để bú

Nếu trẻ đang buồn ngủ, bố mẹ có thể đánh thức trẻ bằng một phương pháp sau:

  • Cho trẻ bú khi trẻ đang trong giai đoạn ngủ tích cực – hoặc giấc ngủ REM. Nếu trẻ đang ngủ say, mọi nỗ lức có thể không giúp đánh thức trẻ. Bạn có thể nhận thấy giấc ngủ REM của trẻ khi trẻ cử động tay chân, thay đổi nét mặt và chớp mắt.
  • Khi thay tã cho trẻ, bạn có thể hát một bài hát hoặc vuốt ve bàn tay và lòng bàn chân của trẻ.
  • Nhẹ nhàng cởi bỏ quần áo cho trẻ
  • Bế trẻ thẳng đứng, điều này thường khiến trẻ sơ sinh mở mắt.
  • Giảm ánh sáng: Mặc dù điều này có vẻ "phản trực giác" nhưng bạn hãy thử xem nhé.
  • Massage tay, chân, cánh tay, lưng và vai cho trẻ. Sự tiếp xúc của bạn có thể giúp đánh thức đứa trẻ.
  • Đặt một chiếc khăn mát lên trán trẻ

Bữa bú vào ban đêm nên kéo dài trong bao lâu?

Khi trẻ thức dậy giữa đêm và muốn bú, hãy đảm bảo rằng bữa bú của trẻ kéo dài đủ lâu để trẻ bú hết ít nhất một bên ngực, vì điều này giúp trẻ nhận được đầy đủ lượng sữa sau giàu chất béo cần thiết cho sự phát triển.

Một số trẻ cần 20 phút hoặc lâu hơn để bú hết một bên ngực, trong khi những trẻ khác có thể bú hết một bên ngực trong 10 phút. Nếu trẻ đang bú bình, bố mẹ cần cho trẻ ăn một lượng tương đương với một cữ sữa bình thường tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ.

Giữ cho trẻ tỉnh táo trong lúc bú như thế nào?

Bú chắc chắn là một tác nhân gây buồn ngủ, vì vậy hãy chắc chắn rằng trẻ không ngủ gật khi đang bú. Mẹ có thể nhìn vào vùng má, hàm và tai của trẻ để xác định trẻ còn đang bú hay không.

Nếu trẻ ngủ gật, mẹ có thể đánh thức trẻ dậy bằng cách cho trẻ ợ hơi, thay đổi tư thế bú, nhỏ một vài giọt sữa lên môi trẻ, lắc ngực hoặc bình trong miệng trẻ cho đến khi trẻ bú trở lại.

Thông thường, tình trạng bú của trẻ sẽ ổn định sau khoảng 6 tuần, tuy nhiên điều này có thể phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của trẻ. Một số trẻ sẽ muốn bú 2 giờ/lần, trong khi những trẻ khác có thể bú 3 - 4 giờ/lần. Trẻ bú sữa công thức cũng có thể thay đổi lịch trình ăn và ngủ.

Thêm vào đó khoảng thời gian giữa các lần cho ăn sẽ tăng dần khi trẻ lớn hơn. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ có thể đã sẵn sàng bắt đầu ngủ xuyên đêm mà không cần bú hoặc ít nhất là trong thời gian dài hơn.

Điều gì xảy ra nếu trẻ không thức dậy để ăn?

Một số trẻ sẽ tự thức dậy đúng giờ để bú, trong khi những trẻ khác sẽ ngủ trong khi bú nếu mẹ không đánh thức trẻ. Các hai xu hướng này đều là bình thường.

Nếu trẻ không thức dậy để ăn, mẹ có thể xoa người trẻ nhiều hơn, hát hoặc nói to hơn hoặc cho trẻ sang phòng khác để bú. Nếu trẻ vẫn không tỉnh giấc, bạn có thể cho trẻ ngủ thêm 1 giờ nữa rồi sau đó đánh thức trẻ một lần nữa. Nếu trẻ bỏ bú nhiều hơn 2 lần cho ăn, bố mẹ cần cho trẻ đi khám để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân hoặc đưa ra sự tư vấn tốt nhất dành cho lịch trình ăn của trẻ.

Thêm nữa, nếu có thể đánh giá trẻ có nhận đủ lượng sữa hay không bằng cách kiểm tra số lượng tã ướt của trẻ trong vòng 24 giờ, bình thường một ngày trẻ cần thay ít nhất 8 - 10 chiếc tã ướt.

Một giấc ngủ sâu và đầy đủ sẽ mang lại cho trẻ nhiều lợi ích tích cực tới sức khỏe cũng như sự phát triển của chúng. Bố mẹ không nên nặng nề quá với câu hỏi có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú hay không. Thay vào đó nên quan sát thể trạng cũng như sự phát triển hàng ngày của trẻ để tìm ra giải pháp thích hợp nhất.

Tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc rất hay gặp ở trẻ nhỏ trong những năm đầu sau sinh, nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ảnh hưởng không tốt đến điều hòa hormone tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ. Để biết thêm chi tiết về cách phòng chống rối loạn giấc ngủ cho bé, bạn có thể gọi điện tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam, website: https://viamclinic.vn/  hoặc số điện thoại 0935183939 để được tư vấn. 

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo What to Expect
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

  • 22/04/2024

    6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

    Một số triệu chứng ở miệng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo về tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó.

  • 22/04/2024

    Những loại thuốc nên tránh khi đang mang thai

    Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

Xem thêm