Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 cách ngăn chuyển nặng khi trẻ bị chảy nước mũi

Nhiều trẻ thường xuyên bị viêm mũi họng, biến chứng viêm tai giữa và viêm phế quản có nguyên nhân bắt nguồn từ viêm mũi. Vậy đâu là cách chăm sóc đúng khi trẻ bị chảy nước mũi?

Nguyên nhân khiến trẻ chảy nước mũi

Khi trẻ chảy mũi, tức là đã có mất cân bằng giữa dịch sản xuất ra và dịch được hấp thu qua niêm mạc mũi, đây là hiện tượng viêm. Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, vì thế ngoài các nguyên nhân gây viêm mũi thường gặp là virus, vi khuẩn, dị vật… còn có thể do dị ứng bụi, hóa chất, nấm mốc…

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, như vậy, cần biết được hiện tượng chảy mũi do nguyên nhân gì thì mới có cách xử trí phù hợp. Việc tự điều trị, điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh ngày càng trở nên nặng nề và khó khăn hơn trong xử trí của các bác sĩ sau này.

5 cách ngăn chuyển nặng khi trẻ bị chảy nước mũi - 1

Chảy nước mũi là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ.

(Ảnh minh họa: Romber)

Cha mẹ nên xử trí thế nào khi trẻ bị chảy mũi?

Sử dụng nước muối sinh lý

Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể nhỏ mũi bằng nước muối 0,9% rồi nói trẻ hít vào nhẹ nhàng (nếu trẻ hợp tác). Nếu trẻ nhỏ không hợp tác thì chúng ta sẽ nhỏ và giữ chặt miệng cho trẻ hít vào hy vọng làm sạch được tác nhân gây bệnh mà không nên xịt rửa.

Bổ sung đủ nước và khoáng chất cho trẻ

Theo PGS Đào, việc bổ sung đủ nước cho trẻ giúp cho dịch mũi của trẻ trở nên loãng hơn và dễ dàng được mũi vận chuyển ra phía sau họng hoặc đưa ra ngoài tạo thành gỉ mũi. Cụ thể, trẻ ở giai đoạn bú mẹ cần bú sữa nhiều hơn, uống thêm nước lọc, nước trái cây và ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo súp với trẻ lớn… 

Tư thế ngủ

Kê cao đầu khoảng 15 độ trong khi ngủ giúp cho dịch mũi dễ dàng chảy ra ngoài và không làm trẻ bị nghẹt mũi, giúp trẻ dễ chịu và cũng tốt hơn cho việc hít thở. Tư thế ngủ cao đầu chỉ áp dụng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Sử dụng tinh dầu tràm

Một số cha mẹ/người chăm sóc trẻ sử dụng tinh dầu tràm bôi ở mũi trẻ, tuy nhiên phải lưu ý không được sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi (vì có thể gây co mạch não giữa, trẻ có thể tử vong hoặc bỏng da của trẻ). 

Cụ thể, chúng ta dùng tinh dầu tràm massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ vùng bàn chân, bụng và lưng cho bé giúp cơ thể bé luôn ấm, không bị lạnh, ngoài ra còn phòng chống côn trùng và kháng khuẩn. Tuy nhiên, với một số trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng thì không khuyến khích thực hiện vì có thể gây kích ứng lên da của trẻ.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Chảy mũi ở trẻ do sự rối loạn trong quá trình làm ấm và làm ẩm không khí của mũi. Máy tạo độ ẩm thích hợp cho việc tạo độ ẩm phù hợp với khoang mũi họng. Độ ẩm sẽ giúp làm ẩm và lỏng dịch mũi, qua đó dễ làm sạch dịch tiết từ mũi, giúp mũi bé không bị khô rát và nghẹt, từ đó trẻ dễ thở hơn.

PGS Đào khuyên cha mẹ nên theo dõi sát sao và kịp thời liên hệ các bác sĩ hỗ trợ trong trường hợp chảy mũi kéo dài trên 2 ngày và/hoặc xuất hiện thêm ho hoặc do các nguyên nhân:

  • Dị vật mũi
  • Trẻ sốt trên 38,5 độ C
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú
  • Chảy mũi nhiều, mũi vàng xanh trong nhiều ngày 
  • Chảy mũi kèm theo ho có đờm, ho kéo dài
  • Trẻ khó thở hay tím tái vùng môi và các đầu ngón tay

Cách phòng tránh chảy mũi ở trẻ 

  • Khi thời tiết lạnh, mặc đủ ấm và mặc ấm đúng cách cho trẻ
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Nơi ở và sinh hoạt thông thoáng, sạch sẽ
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, khói thuốc,...
  • Tuyệt đối không sử dụng nước muối xịt rửa mũi

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phải làm gì khi trẻ bị chảy nước mũi, ngạt mũi?

Nam Phương - Theo Dantri
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

Xem thêm