Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về ung thư xương ở trẻ

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn biết các triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh ung thư xương ở trẻ em:

Khoảng 5% ung thư ở trẻ em là ung thư xương. Ung thư xương có thể gây sưng, đau, gãy xương cũng như cản trở các hoạt động hàng ngày của trẻ. Chẩn đoán ung thư xương cần làm các kiểm tra thể chất, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu. Tuy nhiên, sinh thiết là điều cần thiết để chẩn đoán xác định ung thư xương

Tùy thuộc vào loại ung thư xương sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tiên lượng của ung thư xương là khá tích cực, vì khoảng 60% những người bị ung thư xương có thể điều trị được và thoát khỏi ung thư. 

Các loại ung thư xương ở trẻ em

Hai loại ung thư xương phổ biến nhất ở trẻ em là Sarcoma xương và Ewing sarcoma.

Sarcoma xương

Đây là một loại ung thư xương chủ yếu ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và thanh niên. Sarcoma xương thường xảy ra ở các đầu xương đang phát triển, các xương dài như xương đùi và xương chày ở cẳng chân. Hầu hết các khối u này phát triển ở phần cuối của các xương dài, phổ biến nhất ở đầu gối. Vị trí phổ biến thứ hai của những khối u này là ở phần cuối của xương cánh tay gần với khớp vai và một số vị trí khác như ở hộp sọ, vai và xương chậu.

 

Ewing sarcoma

Một đặc điểm của Ewing sarcoma là sự xuất hiện của các tế bào nhỏ, tròn màu xanh trong khối u. Loại ung thư xương này thường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên. Khối u xương có thể xuất hiện ở bất kỳ xương nào trong cơ thể, nhưng các vị trí phổ biến nhất là:

  • Cẳng chân
  • Đùi
  • Xương chậu
  • Xương sườn
  • Xương cánh tay gần khớp vai

Tỷ lệ mắc ung thư xương ở trẻ em

Ung thư xương nguyên phát chiếm 5% trong số tất cả các bệnh ung thư ở trẻ em. Trong số các trẻ em và thanh thiếu niên bị ung thư xương, 56% mắc sarcoma xương và 34% mắc sarcoma Ewing. Ung thư nguyên phát bắt nguồn từ mô xương. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư xương là thứ phát do ung thư ở một bộ phận khác trên cơ thể di căn sang.

Triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo

Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư xương là đau xương. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Cứng, đau hoặc sưng quanh xương hoặc khớp
  • Xương yếu, dẫn đến gãy xương
  • Ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày
  • Mệt mỏi, sụt cân, sốt và thiếu máu

Ung thư xương ở trẻ thường không được chú ý cho đến khi trẻ bị chấn thương khi chơi và cơn đau kéo dài bất thường. Thông thường, bác sĩ chẩn đoán ung thư xương sau khi cha mẹ đưa trẻ đến bác sĩ vì nghi ngờ bị gãy xương hoặc chấn thương khác và khi chụp X-quang cho thấy có khối u xương.

Đọc thêm bài viết: Trà sữa có thể gây ung thư?

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán sarcoma xương và Ewing sarcoma cần dựa trên tiền sử bị bệnh của bản thân và gia đình, kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm máu và sinh thiết. Sau khi thăm khám lâm sàng cũng như hỏi về tiền sử bị bệnh của bệnh nhân, nếu bác sĩ nghi ngờ  người bệnh bị ung thư, họ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh sau:

  • MRI: để xác định vị trí khu vực khối u.
  • Chụp CT: xác định hình ảnh chi tiết về vùng khối u từ các góc độ khác nhau.
  • Chụp PET: Bằng việc đưa vào tĩnh mạch một chất chỉ điểm phóng xạ, hoạt chất này xuất hiện ở những khối u hoặc vị trí đang có quá trình viêm để phát hiện khối u cũng như dự đoán khi nào ung thư xương lan rộng.
  • Chụp PET-CT: Điều này sử dụng một máy duy nhất để thực hiện đồng thời cả chụp PET và CT. Nó kết hợp các hình ảnh để tạo ra một hình ảnh cung cấp nhiều chi tiết hơn về khối u ung thư xương
  • Chụp xạ hình xương: đưa chất phóng xạ vào tĩnh mạch và phát hiện xương bị ung thư.
  • X-quang: cung cấp hình ảnh chi tiết của xương bằng bức xạ
  • Xét nghiệm máu: công thức máu toàn phần và xét nghiệm hóa sinh máu là các xét nghiệm máu thường được chỉ định trong chẩn đoán bệnh ung thư xương
  • Sinh thiết: Sinh thiết là phương pháp tìm tế bào ung thư dựa trên một mẫu mô nhỏ của cơ thể. Có nhiều loại sinh thiết, bao gồm:

        - Sinh thiết và chọc hút tủy xương: xét nghiệm các mô xương và tuỷ bằng cách phân tích hóa học hoặc soi dưới kính hiển vi

         - Sinh thiết kim: Điều này đòi hỏi phải loại bỏ một mẫu mô thông qua kim.

         - Sinh thiết mở: Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường và cắt trực tiếp một mẩu mô.

Điều trị

Việc điều trị hai loại ung thư xương chính khác nhau.

Điều trị Sarcoma xương

Sarcoma xương  được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc hóa trị. Phương pháp xạ trị không được áp dụng nhiều trong Sarcoma xương vì phương pháp này không thể dễ dàng tiêu diệt các tế bào sarcoma xương.

Đọc thêm bài viết: 9 loại trái cây có lợi nên ăn trong và sau khi điều trị ung thư

Điều trị Ewing sarcoma

Ewing sarcoma cũng được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u, hóa trị và xạ trị cũng mang lại hiệu quả với Ewing sarcoma

Tiên lượng

Tiên lượng của bệnh ung thư xương còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân được chẩn đoán sớm ở giai đoạn nào. Ung thư càng lan rộng thì khả năng điều trị thành công càng thấp. Khoảng 60% những người mắc bệnh sarcoma xương hoặc Ewing sarcoma có khả năng sống lâu dài trên 5 năm nếu được điêu trị kịp thời.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 17/01/2025

    Phù nề sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả

    Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.

  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

Xem thêm