Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao bạn bị đau cổ tay khi sử dụng bàn di chuột laptop?

Về cơ bản, cơn đau cổ tay khi sử dụng bàn di chuột laptop xảy ra do bạn uốn cong cổ tay một cách thái quá hoặc đặt tay ở một vị trí không thoải mái.

Bài viết này sẽ phân tích cụ thể về căng thẳng và chấn thương quan đến việc sử dụng bàn di chuột của máy tính xách tay.

1. Căng thẳng

Cơn đau thường đến từ hai nơi: vị trí đặt tay của bạn và những tác động nhỏ.

Trước tiên hãy nói về vị trí tay. Khi bạn sử dụng máy tính xách tay, bạn có thể đặt nó ở một chiếc bàn xinh xắn được thiết kế công thái học dành riêng cho bạn hoặc bạn có thể đang ngồi trên sofa, trên bàn bếp, nằm trên giường hoặc bất nơi nào khác.

Trong nhiều trường hợp này, bạn đang uốn cong cổ tay của mình ở một góc để sử dụng bàn di chuột. Đó không phải là tư thế và vị trí cổ tay bình thường và điều đó tạo ra sự căng thẳng.

Bạn sử dụng bàn di chuột càng lâu, cổ tay của bạn càng bắt đầu đau, nhức và thậm chí đau nhói. Đây là một khái niệm cơ bản của căng thẳng. Điều đó cũng giống như khi bạn nằm ngủ ở một tư thế buồn cười và thức dậy với cái cổ đau nhức.

Khi cơ thể bạn bị căng thẳng về thể chất trong một thời gian dài, nó sẽ bắt đầu bị đau và điều này chắc chắn có thể xảy ra với cổ tay của bạn khi bạn sử dụng máy tính xách tay trong một thời gian.

2. Tác động

Cac chuyên gia công nghệ cho rằng, nguyên nhân phổ biến thứ hai là từ những tác động nhỏ.

Tại sao bạn bị đau cổ tay khi sử dụng bàn di chuột laptop? - Ảnh 1.

Khi bạn sử dụng bàn di chuột, bạn thường chạm vào nó. Đối với hầu hết mọi người, bạn sẽ không đập mạnh vào bàn di chuột đến mức khiến cổ tay của bạn bị va đập. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện nhiều thao tác nhấp hoặc nhấn, những tác động rất nhỏ, thường là vô hại có thể tăng lên.

Theo thời gian, các tác động tích lũy bắt đầu tạo ra căng thẳng bên trong bàn tay và cánh tay của bạn và điều đó có thể dẫn đến đau cổ tay.

Trong nhiều trường hợp, cơn đau chỉ là tạm thời và biến mất khi nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, các tác động (thường kết hợp với sự căng thẳng trong thời gian dài) có thể gây ra những vết thương nghiêm trọng cần được điều trị y tế.

3. Chấn thương căng thẳng

Những loại chấn thương này thường được gọi là chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại và có lẽ bạn đã nghe nói về hai loại chấn thương phổ biến nhất trong số đó:

- Viêm gân

- Hội chứng ống cổ tay

Đây là những vấn đề rất khác nhau có thể đến từ cùng một nguồn: quá nhiều căng thẳng và quá nhiều tác động nhỏ trong một thời gian dài. Trong cả hai trường hợp, chấn thương căng thẳng có thể gây đau dữ dội. Trên hết, cơn đau có thể kéo dài ngay cả khi bạn không sử dụng máy tính xách tay của mình.

Khi tình trạng nghiêm trọng và bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nếu bạn nghĩ rằng một trong hai trường hợp đó có thể xảy ra.

Nếu không được điều trị, những vấn đề này có thể dẫn đến mất chức năng vận động, cơn đau mãn tính thậm chí còn tồi tệ hơn và chấn thương vĩnh viễn ảnh hưởng đến khả năng sử dụng bàn tay và cổ tay của bạn. Chúng thường rất có thể điều trị được, nhưng chỉ khi bạn nhận biết sớm vấn đề.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 cách thư giãn giảm đau hội chứng ống cổ tay.

Ngọc Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Những điều cần biết về tư thế ngủ của bạn

    Có lẽ bạn đã nghe nói rằng việc có tư thế tốt là khá quan trọng. Điều đó cũng đúng với tư thế ngủ của bạn. Các tư thế ngủ khác nhau có ảnh hưởng đến vai, cổ và cột sống của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tìm tư thế ngủ lành mạnh nhất cho mình.

  • 01/10/2023

    Bảy dấu hiệu viêm mạn tính

    Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu viêm nhiễm có thể xuất hiện trên cơ thể. Chúng được coi là các tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và béo phì.

  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

Xem thêm