Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phải làm gì khi trẻ thường xuyên dậy sớm?

Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn biết thêm lý do tại sao trẻ mới biết đi thức dậy quá sớm và cách giúp trẻ có thể ngủ lâu hơn một chút trong bài viết dưới đây:

Em bé của bạn từng ngủ một mạch ở trên giường cho đến ít nhất 7:00 mỗi sáng. Nhưng đột nhiên sau 1 tuổi, ở giai đoạn biết đi trẻ thức dậy trước khi mặt trời mọc và trở nên gắt gỏng vào ban ngày. Vậy nguyên nhân là gì?

Trẻ mới biết đi dậy quá sớm là chuyện thường xảy ra, nhưng đó không phải là điều bạn phải chấp nhận và sống chung với sự thay đổi này của trẻ. Mặc dù trẻ nhỏ đều dậy sớm một cách tự nhiên, nhưng nếu thời gian thức dậy của chúng bắt đầu vào nửa đêm thì đã đến lúc bạn phải hành động.

Làm thế nào để biết trẻ đang thức dậy quá sớm?

Bạn sẽ biết trẻ thức dậy quá sớm nếu bình thường trẻ thức dậy trong ngày từ 6:30 -- 7:00 sáng nhưng bây giờ trẻ bắt đầu gọi bạn vào khoảng 5:00 hoặc 5:30 sáng hoặc sớm hơn.

Theo khuyến nghị, trẻ mới biết đi từ 1 - 3 tuổi nên ngủ từ 11 - 14 tiếng mỗi ngày bao gồm  giấc ngủ trưa và giấc ngủ ban đêm. Thức dậy quá sớm có thể rút ngắn khoảng thời gian ngủ được khuyến nghị đó. Trẻ thức dậy quá sớm có thể dẫn đến đi ngủ quá sớm và ngủ nhiều hơn mức cần thiết. Điều ngược lại cũng có thể xảy ra: Đôi khi những đứa trẻ  đi ngủ quá muộn, ngủ quá ít và cuối cùng trở nên quá mệt mỏi hoặc thiếu ngủ. Thời gian ngủ và lịch ngủ trưa của trẻ cũng có thể bị mất cân bằng, điều này có thể khiến trẻ thức dậy quá sớm vào buổi sáng.

Đọc thêm bài viết: Hỏi nhanh – Đáp gọn: Giấc ngủ của trẻ

Tại sao trẻ thức dậy quá sớm?

Có thể có nhiều lý do khiến trẻ thức dậy quá sớm:

  • Đó là điều tự nhiên, thói quen của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ có thể thích buổi sáng nên có thói quen dậy sớm nhưng điều này có thể thay đổi khi trẻ ở tuổi thiếu niên và sẽ thức dậy muộn hơn.
  • Do trẻ nhớ bạn. Nỗi sợ bỏ lỡ bất kỳ niềm vui nào có thể diễn ra cũng như lo lắng về sự chia ly là hai yếu tố khác có thể giải thích cho việc trẻ thức dậy sớm.
  • Tã của trẻ bị ướt. Không ai muốn nằm trên giường với một chiếc tã ướt hoặc tã sũng nước. Tập ngồi bô là một quá trình lâu dài và cha mẹ cũng cần nhiều thời gian để rèn cho trẻ khiến trẻ không tè dầm vào ban đêm.
  • Do quá trình hồi quy giấc ngủ của trẻ. Tương tự như hồi quy giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, hồi quy giấc ngủ ở trẻ mới biết đi có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ, khiến con bạn thức dậy vào ban đêm.
  • Do trẻ đang mọc răng. Cơn đau do mọc răng cửa, răng nanh và răng hàm trên và dưới của bé cũng có thể góp phần khiến bé dậy quá sớm.
  • Trẻ có em mới sinh. Những thay đổi lớn trong cuộc sống như sự ra đời của anh chị em, chuyển đến một ngôi nhà mới hoặc bắt đầu đi nhà trẻ hoặc trường mầm non có thể khiến trẻ nhảy ra khỏi giường quá sớm.
  • Trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh về vận động và ngôn ngữ. Kỹ năng vận động thô của trẻ mới biết đi, cùng với khả năng nói tốt hơn, có thể khiến trẻ dậy sớm để có thể luyện tập.
  • Do phòng quá sáng. Nếu phòng ngủ của trẻ quá sáng và mặt trời chiếu vào cửa sổ có thể khiến trẻ thức dậy ra khỏi giường quá sớm.
  • Do trẻ nghe thấy tiếng ồn. Tiếng kêu của bát đĩa hoặc tiếng bíp của xe chở rác hay bất kì âm thanh lớn nào cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
  • Do ảnh hưởng của những giấc ngủ ngắn ban ngày. Những giấc ngủ ban ngày quá dài hoặc quá sớm hay quá muộn có thể làm ảnh hưởng lịch trình của giấc ngủ ban đêm ở trẻ và dẫn đến việc trẻ thức dậy quá sớm vào buổi sáng.
  • Lịch trình sinh hoạt của trẻ cần điều chỉnh. Đôi khi lịch trình ngủ hoặc thói quen đi ngủ của trẻ mới biết đi bị phá vỡ. Kết quả của điều này là có thể khiến trẻ thức dậy lúc bình minh.
  • Trẻ quá mệt mỏi. Nghe có vẻ điên rồ nhưng việc bỏ lỡ những giấc ngủ ngắn hoặc thức quá khuya cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian thức của trẻ. Việc trẻ ngủ ban ngày quá ít có thể dẫn đến giấc ngủ ban đêm kém phục hồi và dậy sớm.
  • Đó là một thói quen. Nếu bạn liên tục để trẻ thức dậy ra khỏi giường lúc 4 giờ sáng và sau đó trèo vào giữa ga trải giường của bạn để ôm bạn thì trẻ sẽ tiếp tục làm điều đó. 

Lời khuyên cho trẻ mới dậy muộn hơn

Mặc dù bạn không thể điều chỉnh hoàn toàn lịch ngủ của con mình để phù hợp với lịch trình ngủ của bạn nhưng bạn có thể thử những mẹo sau để giúp trẻ ngủ lâu hơn và thức dậy muộn hơn vào buổi sáng:

  • Điều chỉnh giờ đi ngủ của trẻ. Nếu trẻ đi ngủ lúc 19:00, hãy cho trẻ thức muộn hơn 10 phút mỗi đêm cho đến khi trẻ ngủ thiếp đi lúc 7:30 tối hoặc 8:00 tối tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên cho trẻ đi ngủ quá muộn. Việc vượt quá một thời điểm nhất định sẽ khiến trẻ mệt mỏi quá mức và không ngủ ngon hoặc ngủ lâu hơn vào buổi sáng.
  • Giữ bình tĩnh và đưa trẻ trở lại giường. Giống như điều bạn sẽ làm khi con bạn ra khỏi giường vào lúc nửa đêm, chỉ cần dắt con về phòng nếu con dậy quá sớm. Bạn không cần bật đèn và có thể nhẹ nhàng vỗ về để đưa trẻ trở lại giấc ngủ.
  • Cho trẻ vận động thường xuyên trong ngày. Bạn nên cho trẻ ra ngoài vận động vui chơi vào ban ngày và tập thể dục sẽ làm trẻ mệt mỏi vào ban đêm. Vận động cũng có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Không cho trẻ uống quá nhiều sữa hoặc nước trước khi đi ngủ. Nếu trẻ chào ngày mới với chiếc tã ướt sũng, bạn nên điều chỉnh lượng sữa và lượng nước của trẻ uống trước khi đi ngủ.
  • ĐIều chỉnh ánh sáng và tiếng ồn trong phòng. Bạn cần điều chỉnh ánh sáng và tiếng ồn để tạo không gian ngủ thoải mái tốt hơn cho trẻ. Màn, rèm hoặc mành che tối trong phòng có thể khiến đêm dài hơn một chút và máy tạo tiếng ồn trắng hoặc quạt có thể che đi những âm thanh khác trong gia đình.
  • Đừng vội vàng. Nếu bạn nghe thấy trẻ cựa quậy, hãy đợi 10 hoặc 15 phút. Trẻ có thể thức dậy chơi một lát và lại tự ngủ lại. Bạn có thể để một vài món đồ chơi an toàn trong cũi của bé.
  • Cho trẻ ăn sáng muộn hơn. Thay vì cho trẻ ăn ngay khi trẻ thức dậy, bạn có thể cho trẻ ăn sáng muộn hơn khoảng 10 phút mỗi sáng cho đến khi bạn đến vào thời điểm ăn sáng hợp lý hơn, thay vì ăn sáng quá sớm.
  • Thay đổi thời gian của giấc ngủ ngắn ban ngày. Nếu trẻ thức dậy lúc 5 giờ sáng và ngủ lại lúc 8:00 sáng, giấc ngủ ngắn ban ngày của trẻ có thể coi là đến quá sớm. Bạn có thể điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của trẻ bằng cách đặt trẻ  xuống muộn hơn 10 phút mỗi ngày cho đến khi trẻ có giấc ngủ ngắn vào khoảng lúc 10 hoặc 10:30 sáng
  • Rút ngắn giấc ngủ trưa. Những giấc ngủ ngắn là một phần quan trọng trong lịch trình ngủ của trẻ mới biết đi, nhưng chúng cũng có thể góp phần khiến trẻ thức dậy quá sớm. Nếu con bạn dậy quá sớm hoặc khó ngủ vào ban đêm, hãy thử điều chỉnh giấc ngủ ban ngày ngắn hơn khoảng một giờ.
  • Sử dụng đồng hồ báo thức cho trẻ

Đưa trẻ đi khám. Nếu bạn đã thử mọi cách mà bạn có thể nghĩ ra, bạn nên đưa trẻ đi khám. Bác sĩ có thể phát hiện ra một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ hoặc ngủ ngáy đang cản trở giấc ngủ ban đêm của con bạn.

Tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc rất hay gặp ở trẻ nhỏ trong những năm đầu sau sinh, nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ảnh hưởng không tốt đến điều hòa hormone tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ. Để biết thêm chi tiết về cách phòng chống rối loạn giấc ngủ cho bé, bạn có thể gọi điện tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam, website: https://viamclinic.vn/  hoặc số điện thoại 0935183939 để được tư vấn. 

BS Hoài Thu - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo What to Expect
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm