Chứng mất khả năng diễn đạt cảm xúc có những mức độ khác nhau
Lincoln Stoller, nhà trị liệu tâm lý ở California, cho biết: “Giống như chứng rối loạn phổ tự kỷ, alexithymia - chứng mất khả năng diễn đạt cảm xúc có những mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Ở mức độ nặng, một số người có thể cảm thấy rằng việc không thể nhận ra cảm xúc của mình đồng nghĩa với việc không thể duy trì các mối quan hệ, vì không thể đáp ứng được nhu cầu tình cảm từ đối phương.
Ở các mức độ nhẹ hơn, người mắc hội chứng này có thể tìm hiểu về cảm xúc và đạt được những kỹ năng giúp họ ít bị chú ý đến trong cuộc sống thường nhật.
Cách những người mắc chứng alexithymia tìm hiểu về cảm xúc
Một số người mắc chứng alexithymia chia sẻ rằng họ có thể học về cảm xúc từ việc quan sát người khác.
Họ biết họ được kỳ vọng phải vui vẻ trong đám cưới hoặc buồn bã trong đám tang. Họ có thể cảm thấy như mình đang đóng kịch hoặc giả vờ khi cố gắng thể hiện cảm xúc.
Những người mắc chứng alexithymia chỉ có thể cảm thấy những cảm xúc nhất định
Stoller cho biết những người mắc chứng này có thể cảm thấy một số cảm xúc như vui vẻ và sợ hãi.
Anh nói: “Nói rằng họ thiếu cảm xúc là không chính xác. Họ đang thiếu những cảm xúc nhất định”. Những cảm xúc mà họ có thể cảm nhận và mức độ mãnh liệt của chúng là khác nhau tùy theo từng người.
Hội chứng thường bắt nguồn từ chấn thương
Thông thường, những người mắc chứng alexithymia đã trải qua chấn thương, đặc biệt là trong thời thơ ấu.
Đối với họ, ngắt kết nối cảm xúc có thể là một cơ chế đối phó trong tiềm thức mà não và cơ thể sử dụng. Stoller nói: “Chấn thương khiến họ chặn lại những điều đáng sợ hoặc đe dọa, bao gồm cả kết nối cảm xúc”.
Hội chứng phổ biến nhất ở những người có vấn đề về sức khỏe khác
Chứng alexithymia thường gặp nhất ở những người bị rối loạn tâm thần hoặc sức khỏe, đặc biệt là rối loạn phổ tự kỷ.
Khoảng một nửa số người bị rối loạn phổ tự kỷ mắc chứng alexithymia. Những người mắc chứng tự kỷ có khả năng mắc alexithymia cao gấp 10 lần so với người bình thường.
Mặt khác, theo một nghiên cứu, chứng alexithymia có thể làm tăng nguy cơ gặp phải chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương của một người.
Xung đột lặp đi lặp lại có thể là một dấu hiệu của hội chứng
Stoller cho biết, có nhiều mâu thuẫn trong các mối quan hệ có thể là một dấu hiệu của chứng alexithymia.
Anh nói: “Trước khi mọi người nhận ra rằng xung đột của họ có thể là một dấu hiệu của chứng alexithymia thì họ phải nhận ra rằng sự thiếu nhận thức về cảm xúc của bản thân đang góp phần gây ra xung đột. Tuy nhiên, điều này là khá hiếm. Hầu hết mọi người đều đổ lỗi xung đột cho người khác”.
Phương pháp điều trị phù hợp có thể giúp ích cho những người mắc hội chứng
Stoller cho biết, với liệu pháp điều trị, những người mắc chứng alexithymia có thể học cách kết nối với cảm xúc của họ.
Vì hội chứng bắt nguồn từ não bộ nên các liệu pháp có thể giúp thiết lập lại kết nối cảm xúc đã bị cắt đứt trong tiềm thức khi đối mặt với sang chấn. Tuy nhiên, quá trình này có thể mất rất nhiều thời gian, thậm chí là suốt đời.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dạy trẻ suy nghĩ tích cực để thích ứng với cuộc sống.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.