Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 lầm tưởng về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nhiều bác sĩ đã lưu ý rằng những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường có những quan niệm sai lầm. Dưới đây là 5 lầm tưởng về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và sự thật mà mọi người nên biết.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 ở Hoa Kỳ. CDC Hoa Kỳ cũng cho biết, gần 16 triệu người Mỹ đã được chẩn đoán mắc bệnh COPD.

                               

Novel PDE3 and PDE4 inhibitor ensifentrine significantly improves lung  function in COPD patients

1.Chẩn đoán COPD là bản án tử hình?

Hầu hết mọi người sống lâu với COPD. Đặc biệt, hiện nay có nhiều liệu pháp giúp tăng cơ hội sống sau khi mắc COPD. COPD không bao giờ biến mất và đó là một căn bệnh tiến triển; nhưng nó là căn bệnh có thể kiểm soát được. Tuy nhiên để quản lý căn bệnh này, bạn sẽ phải làm một số việc có thể thực sự khó khăn, chẳng hạn như bỏ hút thuốc và tập thể dục nhiều. Nếu hợp tác chặt chẽ với bác sĩ, bạn sẽ thấy rằng COPD không phải là bản án tử hình cũng không phải là cuộc đấu tranh hàng ngày.

2. Đã quá muộn để bỏ thuốc lá?

Nhiều bệnh nhân COPD nói rằng sẽ không có ích gì khi bỏ hút thuốc vì phổi của họ đã bị tổn thương quá nhiều. Điều đó hoàn toàn sai. Bỏ hút thuốc là điều quan trọng nhất bạn có thể làm để sống tốt hơn với bệnh COPD. Nếu bạn bị COPD và bạn vẫn đang hút thuốc  thì các phương pháp điều trị của bạn có thể sẽ không được phát huy tác dụng. Thực tế cho thấy hút thuốc làm cho bệnh COPD trở nên tồi tệ hơn, nhưng việc bỏ thuốc lá sẽ kéo dài tuổi thọ và làm chậm quá trình suy giảm chức năng phổi xảy ra ở những người tiếp tục hút thuốc lá.

Đọc thêm thông tin tại: Viêm phổi: Ăn gì và không nên ăn gì?

Bạn sẽ không bao giờ có thể phục hồi những tổn thương mà bạn đã gây ra cho phổi của mình. Tuy nhiên, nếu bị COPD và bỏ hút thuốc, bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn gần như ngay lập tức. Ngược lại, nếu như bạn tiếp tục hút thuốc, bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn và cảm thấy khó thở hơn. Theo một số nghiên cứu những người bỏ thuốc lâu dài có tổng tỷ lệ tử vong thấp hơn 42% so với những người mắc bệnh COPD vẫn tiếp tục hút thuốc.

Hút thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra COPD, nhưng các yếu tố môi trường cũng có thể là nguyên nhân. Mặc dù lý do một số người hút thuốc không bao giờ phát triển COPD trong khi một số người không bao giờ hút thuốc lại mắc bệnh vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng các yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò trong việc phát triển nó.

3. COPD cũng giống như hen suyễn?

Mặc dù cả hai đều là tình trạng viêm nhiễm gây ho và thở khò khè nhưng hen suyễn và COPD là những bệnh rất khác nhau. Nhiều chuyên gia đã lưu ý rằng có khoảng 15% số bệnh nhân có thể mắc cả bệnh hen suyễn và COPD. Không có gì lạ khi những người mắc bệnh COPD cũng mắc bệnh hen suyễn ở một mức độ nào đó. Mặc dù bệnh hen suyễn có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết mọi người mắc bệnh hen suyễn khi còn nhỏ hoặc thanh thiếu niên. COPD phát triển chậm theo thời gian và hầu hết mọi người từ 40 tuổi trở lên có các triệu chứng rõ ràng hơn.

Bệnh hen suyễn có thể bùng phát nếu bạn tiếp xúc với các chất gây dị ứng như: bụi, phấn hoa hoặc vẩy da thú cưng, nhưng bạn có thể không có triệu chứng giữa các đợt. Những người mắc COPD bị bùng phát hoặc trầm trọng hơn khi họ bị cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp trên, tiếp xúc với khói thuốc hoặc các chất kích thích phổi khác. Bệnh hen suyễn được điều trị bằng thuốc dài hạn để giảm viêm đường thở và thuốc giãn phế quản cắt cơn nhanh các triệu chứng như thở khò khè .

Bệnh nhân COPD cần phải dùng thuốc hít kéo dài thay vì dùng thuốc cấp cứu. Cùng với thuốc giãn phế quản để mở rộng đường thở, một số bệnh nhân mắc COPD có thể được hưởng lợi từ các loại thuốc chống viêm, chẳng hạn như steroid hoặc thuốc kháng cholinergic để giảm tiết chất nhầy và kháng sinh để điều trị nhiễm trùng khoảng cách.

Đọc thêm thông tin tại: Đau họng nên ăn uống thế nào?

4. Người bị COPD không nên tập thể dục?

Người bị COPD ngại tập thể dục vì sợ không an toàn và sẽ khiến họ khó thở. Thực tế là những người bị COPD cần tập thể dục. Tập thể dục rất quan trọng khi bạn bị COPD vì nó làm giảm khả năng bạn bị nhiễm trùng và phải nhập viện. 

Tập thể dục không tiêu hao năng lượng của bạn. Thay vào đó, nó cung cấp năng lượng cho bạn và giúp bạn bớt mệt mỏi. Hãy gặp bác sĩ để được hướng dẫn về các bài tập và kỹ thuật thở thích hợp trong phục hồi chức năng phổi cũng như duy trì mức độ tập luyện đó trong tương lai.

Hoạt động và tập thể dục được khuyến khích ở những bệnh nhân mắc COPD. Đi bộ đặc biệt được khuyến khích, nhưng kéo căng các chi trên và dưới là một loại bài tập khác có thể hữu ích.

5. Nếu phải sử dụng oxy có nghĩa là sắp chết ?

Những người mắc bệnh COPD thường sợ liệu pháp oxy, nhưng nhiều bệnh nhân có thể sống được 10 năm hoặc hơn với oxy. Bệnh nhân COPD cần thở oxy khi nồng độ oxy trong máu thấp. Lượng oxy thấp có thể làm tim bạn căng thẳng, hình thành cục máu đông và gây hại cho não của bạn. Khi bạn tiếp tục liệu pháp oxy, bạn sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi, khoẻ mạnh hơn và ít cảm thấy khó thở. Nếu bạn cần liệu pháp oxy, hãy biết rằng nó có thể giúp bạn kiểm soát bệnh COPD và sống lâu hơn.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

CNDD Trần Thị Thu Hoài - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywellhealth
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm