Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh do virus ở trẻ: Những biểu hiện cha mẹ cần biết

Trẻ em được xếp vào nhóm có tỉ lệ tử vong cao từ các bệnh do virus gây nên. Một số bệnh do virus thường gặp ở trẻ như: cúm, thủy đậu, tay chân miệng...

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1/3 số trẻ trên toàn thế giới bị nhiễm virus và đặc biệt trẻ em cũng được xếp vào nhóm có tỉ lệ tử vong cao từ các bệnh do virus gây nên.

Yếu tố thuận lợi làm lan truyền lây nhiễm virus

Khí hậu thời tiết: Khi môi trường có độ ẩm thấp và nhiệt độ không cao, sẽ dễ làm phát tán bệnh.

Môi trường sống: Môi trường đông người như lớp học, thành phố đông dân cư, nơi ở không thông thoáng, môi trường bị ô nhiễm hoặc ẩm thấp... cũng dễ làm lây truyền virus.

Phương tiện di chuyển công cộng đông đúc: Nhất là khoảng cách giữa người bệnh và người lành không còn an toàn (<1m) làm cho mọi người dễ hít phải các giọt tiết bắn ra từ người bệnh, nhất là ở trẻ em.

Biểu hiện chung của bệnh do virus gây nên

Tác nhân gây bệnh: Thường do một số siêu vi đường hô hấp như Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus, Influenzae, EV71...

Bệnh do virus thường gây ra những triệu chứng ở đường hô hấp, từ mức độ nhẹ hoặc trung bình như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi... Một số bệnh nhân có thể bị ho khan hoặc cơ thể mệt mỏi thoáng qua đến mức độ nặng như khó thở, tím tái...

Biểu hiện qua tình trạng nhiễm trùng

Nhiễm trùng là tình trạng tấn công và tăng rất nhanh của các virus. Nhiễm trùng có thể xảy ra tại một vị trí cố định hoặc đi theo đường máu lan khắp cơ thể.

Tuy nhiên, virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng có thể gây ra các triệu chứng cho trẻ như: Sốt cao liên tục 39 - 40 độ C, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, biếng ăn, tiểu ít, nước tiểu màu vàng sậm... Trẻ thường bị mệt lả, đuối sức vì sốt.

Có biểu hiện cơ thể đau nhức

Khi virus tấn công vào cơ thể, nó sẽ gây ra các triệu chứng như sốt, đồng thời có thể khiến trẻ bị đau nhức toàn thân, đặc biệt là các cơ ở lưng, nhức đầu dữ dội và liên tục gia tăng khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức, thường bị đau nhiều ở vùng trán và vùng trên nhãn cầu.

Bệnh nhân còn đau các bắp cơ thân mình. Bệnh nhân có cảm giác nóng, đau vùng trên xương ức.

Biểu hiện chung của bệnh do virus gây nên ở trẻ cha mẹ cần biết - Ảnh 2.

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm virus do sức đề kháng của trẻ còn non yếu.

(Ảnh minh hoạ)

Biểu hiện qua tình trạng viêm long đường hô hấp

Trẻ bị nhiễm virus thường có những dấu hiệu khởi phát là các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, sổ mũi…

Tình trạng này xuất hiện ngay ở các ngày đầu, với mức độ nặng nhẹ khác nhau như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và đau rát họng... Trẻ thường kèm theo dấu hiệu buồn nôn, nôn ói hoặc đau bụng… Trẻ sơ sinh có thể tím tái hoặc có cơn ngừng thở.

- Mức độ nguy hiểm và biến chứng: Đa số các bệnh do virus gây nên thường không có thuốc điều trị đặc hiệu, vậy nên việc tăng cường sức đề kháng và phòng biến chứng là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và theo dõi, bệnh có thể diễn biến rất nặng nề và sẽ có những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não…

Biểu hiện chung của bệnh do virus gây nên ở trẻ cha mẹ cần biết - Ảnh 3.

Khi virus tấn công vào cơ thể, nó sẽ gây ra các triệu chứng như sốt, đồng thời có thể khiến trẻ bị đau nhức toàn thân.

(Ảnh minh hoạ)

Chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà sau khi nhiễm virus

Việc chăm sóc nên chú ý những nguyên tắc sau đây:

  • Hạ sốt cho trẻ khi thân nhiệt đo được từ 38,5 độ C bằng Paracetamol đơn chất, với liều 10mg - 15mg/kg cân nặng cơ thể mỗi 4 - 6 giờ, kết hợp với lau mát bằng nước ấm khi cần thiết. Tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ.
  • Cho trẻ uống thêm nhiều nước, đặc biệt là những loại nước giàu vitamin C như nước cam tươi, nước chanh, nước táo… điều này sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để mau khỏi bệnh. Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, ấm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như cháo, súp dinh dưỡng, sữa nóng…
  • Cho trẻ đến ngay bệnh viện nếu thấy bệnh trầm trọng hơn, trẻ bỏ ăn bỏ uống, quấy khóc nhiều, đặc biệt là sốt cao liên tục không hạ sau khi đã uống thuốc hạ sốt và lau mát tích cực.

Chủ động phòng ngừa bệnh do virus

Để phòng bệnh do virus gây nên ở trẻ, cha mẹ cần chú ý:

  • Nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch.
  • Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, giữ khoảng cách an toàn (>1m).
  • Mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người: Bệnh viện, siêu thị, công viên, rạp chiếu phim…
  • Nhắc nhở trẻ thói quen che miệng khi ho.
  • Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống thật tốt.
  • Phòng ngừa chủ động tốt nhất và hiệu quả nhất là đưa trẻ đi tiêm ngừa vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhận biết trẻ bị lây nhiễm virus.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 08/10/2024

    Các nhóm thực phẩm giúp mái tóc khỏe đẹp

    Mái tóc khỏe đẹp, mượt mà phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể thiếu một số chất sẽ khiến mái tóc yếu rụng... Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp mái tóc mượt.

  • 08/10/2024

    Hội chứng Apert

    Hội chứng Apert là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự phát triển bất thường của sọ. Trẻ em mắc hội chứng Apert được sinh ra với hình dáng sọ và khuôn mặt biến dạng, đi cùng nhiều khuyết tật khác. Phẫu thuật tạo hình có thể giúp sửa một số bất thường xương mặt.

  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

Xem thêm