Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao bạn mất kinh sau khi uống thuốc tránh thai?

Bạn hiện tại đã ngừng sử dụng thuốc tránh thai nhưng sau rất nhiều ngày vẫn chưa thấy kinh nguyệt trở lại, chuyện gì đang xảy ra vậy?

Vô kinh sau khi uống thuốc tránh thai

Mất kinh sau khi uống thuốc tránh thai là tình trạng không có kinh nguyệt trong vòng 3 tháng sau khi bỏ thuốc tránh thai. 

Nghiên cứu vào tháng 7 năm 2018 về thuốc tránh thai đã kết luận rằng, việc sử dụng biện pháp tránh thai, bất kể thời gian và loại biện pháp nào, không có tác động tiêu cực đến khả năng thụ thai của phụ nữ trong tuổi sinh sản, sau khi chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt sử dụng thuốc không làm chậm đáng kể khả năng sinh sản. Để hiểu tại sao "mùa dâu rụng" vẫn chưa đến thăm khi bạn ngưng sử dụng thuốc tránh thai, hãy bắt đầu bằng cách xem thuốc hoạt động như thế nào để tránh thai nhé.

Rút ngắn chu kì kinh nguyệt

Thuốc tránh thai thường là sự kết hợp giữa estrogen tổng hợp và progestin tổng hợp. Những hormone này hoạt động để ngăn chặn sự rụng trứng, đồng thời làm dày chất nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng gặp trứng. Thuốc có dạng gói 28 viên, uống một viên/ngày, 21 viên thuốc đầu tiên chứa nội tiết tố và 7 viên cuối cùng là thuốc giả dược. Thuốc giả dược chỉ nhằm giúp bạn nhớ uống thuốc hàng ngày.

Phụ nữ thường bị ra máu âm đạo do mất nội tiết tố trong khi uống 7 viên giả dược. Điều này được gọi là "chảy máu rút" tức là không có kinh nguyệt thực sự. Sự khác biệt là khi bạn không sử dụng biện pháp tránh thai thì tử cung của bạn sẽ bong ra lớp niêm mạc bao gồm:  máu, mô và chất dinh dưỡng - cứ sau 28 ngày hoặc lâu hơn một lần gọi là chu kì kinh nguyệt.

Nhiều chuyên gia đã thấy rằng sự hoạt động nhịp nhàng của buồng trứng và các hormone sẽ tạo điều kiện cho quá trình rụng trứng và chảy máu kinh nguyệt hàng tháng. Thuốc tránh thai có thể cho phép chảy máu âm đạo bằng cách kích thích vào niêm mạc tử cung và không qua buồng trứng. Lúc này việc chảy máu là do viên thuốc làm. Thêm vào đó, không phải tất cả những người dùng thuốc đều bị chảy máu khi tới kì. Thuốc tránh thai có thể được kê đơn để sử dụng liên tục hàng ngày, tránh hoàn toàn 7 viên thuốc giả dược. 

Đọc thêm bài viết: Thuốc tránh thai: Tác dụng phụ ảnh hưởng đến sắc đẹp?

Thuốc tránh thai không thể gây vô sinh nhưng nó có thể che giấu triệu chứng

Giả sử một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khiến bạn không thể rụng trứng và có khả năng gây khó khăn hoặc không thể mang thai. Một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất liên quan đến các tình trạng này là kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh thứ phát (không có kinh khi trước đây bạn đã có kinh bình thường).

Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai bạn sẽ không nhận ra điều bất ổn. Có lẽ bạn vẫn đang bị chảy máu do chu kì kinh hàng tháng và mọi thứ dường như không có vấn đề gì. Chỉ khi bỏ thuốc, bạn mới nhận ra chu kỳ của mình bị lệch.

Chẩn đoán vô kinh sau uống thuốc?

Bác sĩ sẽ nói chuyện về tiền sử bệnh tật và khám sức khỏe cho bạn. Có thể bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm, bao gồm siêu âm và/hoặc xét nghiệm máu. Một số lý do gây vô kinh sau khi uống thuốc:

Cho con bú

Nếu bạn ngừng thuốc trong khi vẫn đang cho con bú, bạn có thể không có kinh nguyệt. Cho con bú suốt ngày đêm sẽ dẫn đến vô kinh thứ phát. Điều này có thể kéo dài trong 6 tháng đầu tiên sau khi sinh.

Tình trạng này được gọi là vô kinh tiết sữa. Nguyên nhân là do prolactin - một loại hormone mà cơ thể bạn tiết ra khi cho con bú. Chức năng của hormone này là chuẩn bị cho vú sản xuất sữa và nó tăng lên trong thời kỳ cho con bú. Prolactin có thể ức chế các hormone gây rụng trứng và kinh nguyệt. Bởi vậy bạn có nhiều khả năng bị mất kinh nếu đang cho con bú hoàn toàn, kể cả vào ban đêm. Kinh nguyệt sẽ quay trở lại khi em bé của bạn được 9 - 18 tháng. Nếu kinh nguyệt của bạn không trở lại sau khi cai sữa cho con nhỏ thì hãy tới gặp bác sĩ.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Bên cạnh việc cho con bú, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là lý do số một dẫn đến chậm kinh và đó là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh. Đây là chứng rối loạn nội tiết tố phổ biến nhất trong độ tuổi sinh sản. Chẩn đoán dựa trên việc có 2 trong 3 tiêu chí sau: rối loạn chức năng rụng trứng; tăng nội tiết tố nam; và/hoặc buồng trứng đa nang.

Các triệu chứng điển hình bao gồm kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh, mụn trứng cá và  mọc tóc ở cằm hoặc ngực, và/hoặc tóc mỏng hoặc hói trên da đầu. Hội chứng buồng trứng đa nang có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bằng cách tạo ra những thay đổi nội tiết tốngăn cản sự rụng trứng. Nếu bạn không rụng trứng bạn không thể thụ thai và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và tăng cholesterol.

Theo các chuyên gia, giảm cân là một tính năng quan trọng của quản lý và điều trị buồng trứng đa nang. Giảm cân giúp ích cho nhiều vấn đề sức khỏe liên quan, chẳng hạn như giảm mức lipid và huyết áp. Bên cạnh đó, giảm cân cũng có thể cải thiện cơ hội mang thai của bạn. Nếu vẫn không hiệu quả, bạn có thể sẽ phải dùng thuốc để kích hoạt quá trình rụng trứng.

3 hội chứng thường gặp của phụ nữ chơi thể thao

3 hội chứng thường gặp của phụ nữ chơi thể thao có khả năng đe dọa tính mạng do giảm lượng calo hấp thụ cùng với hao hụt năng lượng do tập thể dục quá mức hoặc giảm dinh dưỡng, thường là do bất thường về ăn uống. Nó có liên quan đến việc mất mật độ khoáng của xương và  rối lọan chu kỳ kinh nguyệt.

Theo một đánh giá vào tháng 7 năm 2015, 3 hội chứng này có thể gây mất nước, yếu cơ, bất thường về nhịp tim và tổn thương thận. Mất kinh có thể làm giảm nồng độ estrogen bảo vệ xương, dẫn đến loãng xương sớm và khiến bạn có nguy cơ gãy xương cao hơn. Bên cạnh đó, các hội chứng này cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bởi người mắc 3 hội chứng này sẽ không rụng trứng nên cũng không thể mang thai.

Bên cạnh việc trễ kinh, các dấu hiệu của 3 hội chứng bao gồm: trọng lượng cơ thể thấp và không không duy trì một sức khỏe lý tưởng. Những người mắc bệnh này sợ bị thừa cân mặc dù chỉ số BMI [chỉ số khối cơ thể] cực thấp nhưng họ vẫn phủ nhận mức độ nghiêm trọng của việc thiếu cân. Họ cũng có thể dễ bị gãy xương do tập thể dục.

Các chuyên gia bao gồm bác sĩ, huấn luyện viên, chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp những người mắc 3 hội chứng này đạt chỉ số BMI khỏe mạnh. Đối với sức khỏe của xương, lời khuyên là nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp và giảm hoạt động gắng sức. Một lượng canxi và vitamin D đầy đủ cũng được khuyến nghị giúp việc sử dụng thuốc tránh thai có thể hạn chế mất xương.

Nếu bạn tiếp tục uống thuốc, hãy lưu ý rằng thuốc tránh thai vẫn có thể khiến bạn bị ra máu hàng tháng, kể cả khi cơ thể bạn không có đủ dinh dưỡng hoặc hormone để có kinh nguyệt như bình thường. Ra máu khi sử dụng thuốc tránh thai không phải là kinh nguyệt. Điều này khiến gần như không thể biết liệu một người nào đó mắc 3 hội chứng này đang hồi phục hay vẫn còn mắc phải 3 hội chứng này vì chúng che giấu những nguyên nhân cơ bản gây mất kinh. 

Suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm là khi buồng trứng của bạn ngừng hoạt động trước 40 tuổi, khiến bạn có kinh nguyệt không đều hoặc hoàn toàn không có kinh nguyệt. Thông thường, buồng trứng chứa các túi nhỏ gọi là nang trứng, nơi hình thành trứng, những nang này không hoạt động bình thường ở những người mắc bệnh suy buồng trứng sớm.

Các triệu chứng khác của suy buồng trứng sớm giống với thời kỳ mãn kinh: bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, ham muốn tình dục thấp, ủ rũ và khô âm đạo. Bạn có thể khó mang thai nếu bị suy buồng trứng sớm.

Không có cách chữa trị, nhưng có thể làm giảm bớt các triệu chứng. Liệu pháp thay thế nội tiết tố [có chứa estrogen tổng hợp và progestin] được sử dụng, nhưng điều này sẽ không giúp ích gì cho khả năng sinh sản. Nếu bạn đang có mong muốn lập gia đình, IVF có thể thành công đối với một số người mắc bệnh suy buồng trứng sớm, tùy thuộc vào số lượng và chất lượng trứng của bạn. Đối với một số người, hiến tặng trứng hoặc mang thai hộ có thể là lựa chọn tốt nhất. Cần lưu ý rằng có tới 50% những người mắc bệnh suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không thường xuyên và 5 - 10% vẫn có thể thụ thai.

Đọc thêm bài viết: Vì sao đã uống thuốc tránh thai nhưng vẫn “dính bầu”?

Hội chứng Asherman

Còn được gọi là dính trong tử cung, Hội chứng Asherman xảy ra khi bạn có mô sẹo nghiêm trọng bên trong khoang tử cung. Nguyên nhân phổ biến nhất của dính buồng tử cung là do phẫu thuật tử cung - điển hình là do thực hiện một số thủ thuật nong và nạo. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bằng cách dẫn đến viêm bên trong tử cung, cũng như ngăn cản trứng đã thụ tinh bám vào nội mạc tử cung .

Các triệu chứng bao gồm chu kỳ không đều, đau và chuột rút trong chu kỳ, khó thụ thai và sảy thai. Có thể phẫu thuật loại bỏ các chất dính trong tử cung bằng nội soi buồng tử cung. Đây là một dụng cụ nhỏ được đưa vào âm đạo của bạn để loại bỏ mô sẹo. Bạn thường sẽ được điều trị bằng estrogen để giúp chữa lành vết thương sau thủ thuật.

Nếu phẫu thuật thành công, bạn có thể mang thai. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong vòng 2 năm sau khi nội soi tử cung, 53% những người mắc bệnh Asherman nhẹ, 30% những người mắc bệnh trung bình và 10% những người bị dính tử cung nghiêm trọng đã mang thai .

Prolactin tăng cao

Nếu bạn đang cho con bú, việc có mức prolactin cao hơn bình thường (và kết quả là không có kinh nguyệt) là điều hiển nhiên. Nhưng đôi khi vẫn có những người trải qua sự gia tăng prolactin ngay cả khi họ không cho con bú. Prolactin tăng cao, hoặc tăng prolactin máu có nhiều nguyên nhân, bao gồm: khối u tuyến yên, một số loại thuốc, bất thường về chức năng tuyến giáp, căng thẳng và rối loạn chức năng thận

Và nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con của bạn. Prolactin ngăn chặn tuyến yên tiết ra các hormone cho phép rụng trứng, cũng như tiết ra estrogen và progesterone của buồng trứng. Khả năng sinh sản có thể bị suy giảm đáng kể khi quá trình rụng trứng cũng như sản xuất estrogen và progesterone không diễn ra theo cách bình thường hàng tháng.

Đối với nữ giới, triệu chứng hàng đầu của chứng tăng prolactin máu là kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất khác là tiết sữa, hoặc núm vú tiết dịch màu trắng đục không liên quan đến việc cho con bú. Khi tăng prolactin máu do khối u tuyến yên gây ra, mọi người hiếm khi bị đau đầu hay bất thường về thị lực. Bên cạnh đó, gảm ham muốn tình dục và mật độ khoáng xương thấp liên quan đến nồng độ estrogen thấp, cũng có thể xuất hiện.

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra lượng prolactin dư thừa của bạn. Đối với những người có bất thường về tuyến giáp, bác sĩ sẽ tập trung vào việc cải thiện tình trạng tuyến giáp của bạn. Các khối u tuyến yên thường được giải quyết bằng thuốc (trong một số ít trường hợp, phẫu thuật và xạ trị có thể được khuyến nghị).

Có nên lo lắng khi chưa có kinh sau khi uống thuốc?

Ngay khi dừng sử dụng thuốc tránh thai, có thể mất thời gian để cơ thể bạn bắt đầu sản xuất estrogen và progesterone tự nhiên - những hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ của bạn, bao gồm rụng trứng và kinh nguyệt. Nhiều người có kinh trong vòng 30 ngày, nhưng có thể mất đến 3 tháng mới có kinh lần tiếp theo. Nếu bạn đạt đến mốc 3 tháng mà không xuất hiện kinh nguyệt thì hãy gặp bác sĩ sản phụ khoa để được đánh giá. 

Nếu bạn mang thai, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức dinh dưỡng khoa học và phù hợp với thể trạng để giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt suốt 9 tháng thai kỳ. Nếu muốn được tư vấn bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, hãy tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc tại Hotline: 0935183939 hoặc 02436335678

CNDD Trần Thị Thu Hoài - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm