Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh phụ nữ đối mặt với những thay đổi về sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý.
Bà Cheryl Kennedy MacDonald, giáo viên yoga nổi tiếng với 25 năm kinh nghiệm và là người sáng lập YogaBellies (một thương hiệu yoga toàn cầu tập trung vào phụ nữ thuộc mọi tầng lớp trong xã hội), gợi ý một số tư thế yoga giúp kiểm soát các triệu chứng tiền mãn kinh hiệu quả:
1. Tư thế hoa sen
Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, bạn có thể gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như: Khó ngủ hoặc thức dậy lúc nửa đêm. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tạo môi trường ngủ yên tĩnh, thực hiện giờ đi ngủ đều đặn, uống ít caffeine và rượu. Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ bạn có thể tập yoga với tư thế hoa sen. Bài tập này sẽ thúc đẩy thư giãn, cải thiện hơi thở sâu, giúp cân băng nội tiết tố và tăng cường chánh niệm.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng trên thảm tập, duỗi thẳng chân về phía trước.
- Gập đầu gối phải, nhẹ nhàng dùng 2 tay đặt mắt cá chân lên đùi. Gót chân phải gần với bụng và hướng lên trên. Sau đó thực hiện tương tự với chân trái.
- Khi bàn chân được đặt thoải mái trên đùi và cả hai chân đã bắt chéo nhau, bạn có thể đặt tay lên đầu gối.
- Đầu giữ thẳng, hít thở sâu.
- Bạn có thể giữ tư thế từ 1 - 5 phút.
2. Tư thế em bé
Bất kỳ người phụ nữ nào trong thời kỳ tiền mãn kinh đều trải qua tâm trạng thất thường, từ lo lắng đến giận dữ. Và tập yoga với tư thế em bé có thể giúp giảm căng thẳng và thư giãn.
Cách thực hiện:
- Ngồi xuống sàn, gập chân lại với nhau và ngồi lên gót chân. Khi bạn cảm thấy thoải mái, mở rộng đầu gối và hông, hít thở đều.
- Gập người về trước giữa 2 đùi và thở ra.
- Vươn thẳng tay qua đầu, thẳng hàng với đầu gối, để trán chạm vào thảm tập.
- Bạn có thể duy trì tư thế từ 30 giây đến vài phút.
3. Tư thế Gyan mudra
Estrogen đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhận thức và khi nồng độ estrogen giảm xuống trong thời kỳ tiền mãn kinh, nó có thể gây ra tình trạng mệt mỏi về tinh thần và khó tập trung. Tư thế Gyan mudra là lựa chọn tuyệt vời cho việc cái thiện chức năng nhận thức.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng trên thảm tập.
- Đặt tay lên đầu gối, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Ngón tay cái và ngón trỏ chạm vào nhau, 3 ngón còn lại để thẳng và thả lỏng, không được căng.
- Nhắm mắt lại và hít thở sâu, chậm.
4. Tư thế tam giác
Thời kỳ tiền mãn kinh có thể gây đau khớp ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: Đầu gối, vai, khuỷu tay... Tư thế yoga tam giác sẽ giúp cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động của bạn.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng trên thảm tập, 2 chân mở rộng và cách nhau khoảng 3 - 4 bàn chân.
- Mũi chân phải thẳng, chân trái hơi chếch sang một bên. Nghiêng người sang phải.
- Tay phải thẳng xuống dưới, hướng về phía mũi chân.
- Nâng cánh tay trái hướng lên trên, 2 tay tạo thành 1 đường thẳng.
- Xoay mắt ngước nhìn lên phía các ngón tay trái như hình.
- Giữ 5 - 8 nhịp thở.
5. Tư thế chiến binh đảo ngược
Estrogen được xem như một chất bảo vệ xương tự nhiên. Việc thiếu hụt hormone này trong thời kỳ tiền mãn kinh gây mất khối lượng xương và là một trong những yếu tố góp phần hình thành bệnh loãng xương.
Để cải thiện tình trạng loãng xương bạn cần xây dựng chế độ ăn với thực phẩm giàu calci (như sữa, rau lá xanh, quả hạch và hạt), bổ sung vitamin D, bỏ hút thuốc, hạn chế uống rượu bia. Bên cạnh đó, cần thực hiện các bài tập để cải thiện mật độ xương. Trong đó, tư thế chiến binh đảo ngược có thể là một lựa chọn tốt.
Cách thực hiện:
- Bạn đứng thả lỏng, sau đó bước chân phải lên trước, đồng thời xoay mũi bàn chân sang trái 90 độ. Khụy gối chân phải xuống sao cho đùi vuông góc với cẳng chân, dồn trọng tâm từ từ sang phía bên phải. Xoay phần thân sang phải 90 độ rồi duỗi thẳng 2 tay sang ngang, cao bằng vai, mắt nhìn theo tay phải.
- Hít vào, nhấc cánh tay phải cao lên trần nhà. Đồng thời hạ cánh tay trái và trượt nhẹ xuống chân trái về sau.
- Đưa và cố định bả vai về sau, nâng mở ngực tạo sự uốn lưng nhẹ. Mắt nhìn vào cánh tay phải.
- Giữ tư thế khoảng 5 nhịp thở.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các biện pháp tự nhiên giảm chứng bốc hỏa ở phụ nữ.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.