Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mãn kinh và tiền mãn kinh ở phụ nữ

Bạn đang bị khủng hoảng thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh? Đây là bài viết dành cho bạn

Mãn kinh là gì?

Thời kỳ mãn kinh là quá trình kỳ kinh của phụ nữ kết thúc. Đó là một bước ngoặt, không phải là một căn bệnh, nhưng nó có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của một người phụ nữ. Mặc dù mãn kinh có thể mang lại sự khó chịu về thể chất do bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm và các triệu chứng khác, nhưng nó cũng có thể là sự khởi đầu của một giai đoạn mới và cần thiết trong cuộc đời của một người phụ nữ, và là cơ hội vàng để đề phòng những nguy cơ sức khỏe lớn như bệnh tim và loãng xương.

Nguyên nhân của mãn kinh?

Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mãn kinh. Khi bạn có tuổi, đây là thời kỳ kết thúc của chức năng sinh sản của một người phụ nữ do buồng trứng hoạt động dần chậm lại. Một số phẫu thuật và điều trị y tế cũng có thể gây ra mãn kinh. Chúng bao gồm phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng (cắt buồng trứng hai bên), hóa trị và xạ trị vùng chậu. Ngoài ra phẫu thuật cắt bỏ tử cung mà không cắt bỏ buồng trứng không dẫn đến mãn kinh, mặc dù bạn sẽ không có kinh nữa.

Khi nào thì thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Trung bình, tuổi mãn kinh tự nhiên của phụ nữ là khoảng 50 tuổi. Nhưng thời kỳ mãn kinh vẫn có thể bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn. Một số phụ nữ bắt đầu mãn kinh khi còn khá trẻ ở độ tuổi 40, và một tỷ lệ rất nhỏ những người khác mãn kinh sau 60 tuổi. Phụ nữ hút thuốc có xu hướng mãn kinh sớm hơn vài năm so với những người không hút thuốc. Không có cách dự đoán tuổi mãn kinh nào đã được chứng minh với đầy đủ bằng chứng khoa học. Chỉ sau khi một người phụ nữ bị trễ kinh trong 12 tháng liên tục mà không có nguyên nhân rõ ràng nào khác, thì người ta mới xác nhận được thời kỳ mãn kinh. Bên cạnh đó vẫn có những xét nghiệm có thể kiểm tra buồng trứng của bạn và phát hiện sự suy giảm khả năng sinh sản.

Tiền mãn kinh

Quá trình mãn kinh tự nhiên diễn ra dần dần. Buồng trứng không đột ngột ngừng hoạt động mà chúng hoạt động chậm lại theo thời gian. Quá trình chuyển đổi sang thời kỳ mãn kinh được gọi là tiền mãn kinh. Mãn kinh là một cột mốc quan trọng - đó là ngày đánh dấu 12 tháng liên tiếp kể từ kỳ kinh cuối cùng của phụ nữ. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, bạn vẫn có khả năng mang thai – mặc dù những năm vàng cho việc sinh sản của phụ nữ đang trôi qua và kinh nguyệt của bạn có thể trở nên khó đoán hơn, nhưng buồng trứng của bạn vẫn hoạt động và bạn vẫn có thể rụng trứng dù không phải lúc nào cũng rụng trứng hàng tháng.

 

Những gì có thể xảy ra

Thời kỳ mãn kinh không giống nhau ở tất cả mọi người. Một số phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh tự nhiên mà không gặp nhiều khó khăn. Một số khác lại có các triệu chứng nghiêm trọng. Và khi thời kỳ mãn kinh bắt đầu đột ngột do hậu quả của phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị, việc điều chỉnh lại cuộc sống có thể rất khó khăn. Dưới đây là các triệu chứng mãn kinh mà nhiều phụ nữ mắc phải, mặc dù cường độ có thể khác nhau.

Dấu hiệu: Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Khi đến thời kỳ mãn kinh, kinh nguyệt của phụ nữ có thể sẽ thay đổi. Nhưng những thay đổi đó có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ - thời gian có thể ngắn hơn hoặc dài hơn, nặng hơn hoặc nhẹ hơn, với thời gian giữa các kỳ kinh nhiều hơn hoặc ít hơn. Những thay đổi như vậy là bình thường, nhưng bạn nên đi khám bác sĩ nếu kỳ kinh của bạn đến rất gần nhau hoặc bạn bị chảy máu nhiều hoặc ra máu ít hoặc nếu kỳ kinh của bạn kéo dài hơn một tuần.

Triệu chứng:

Nóng bừng

Các cơn bốc hỏa và nóng bừng là triệu chứng phổ biến. Đó là cảm giác nóng nhẹ có thể khiến mặt và cổ đỏ bừng và gây ra các vết đỏ tạm thời xuất hiện trên ngực, lưng và cánh tay. Bạn cũng có thể đổ mồ hôi và ớn lạnh. Các cơn bốc hỏa có cường độ khác nhau và thường kéo dài từ 30 giây đến 10 phút. Mặc quần áo nhẹ, sử dụng quạt, tập thể dục thường xuyên, tránh thức ăn cay và nóng, và kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn đối phó với các cơn bốc hỏa.

Các vấn đề về giấc ngủ

Cơn bốc hỏa vào ban đêm có thể cản trở giấc ngủ và gây đổ mồ hôi ban đêm. Hãy thử các mẹo sau khi ngủ:

  • Sử dụng quạt trong phòng ngủ của bạn.
  • Tránh giường và chăn đệm quá nặng.
  • Chọn chất liệu cotton nhẹ hoặc vải thoáng mát cho quần áo ngủ của bạn.
  • Để khăn ẩm gần đó để làm mát nhanh chóng nếu bạn thức dậy cảm thấy nóng và đổ mồ hôi.
  • Giữ vật nuôi ở ngoài phòng ngủ của bạn
  • Đi khám nếu các vấn đề về giấc ngủ của bạn không dừng lại hoặc chúng làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.

Vấn đề tình dục

Giảm estrogen có thể dẫn đến khô âm đạo, ngứa và kích ứng, khiến việc giao hợp không thoải mái hoặc đau đớn. Bạn có thể thử sử dụng chất bôi trơn gốc nước. Ham muốn của bạn có thể tăng hoặc giảm, nhưng có nhiều thứ ngoài thời kỳ mãn kinh - bao gồm căng thẳng, thuốc men, trầm cảm, ngủ kém và các vấn đề trong quan hệ - ảnh hưởng đến ham muốn tình dục. Đi khám nếu bạn có vấn đề về tình dục và giúp cho đời sống tình dục của bạn trở nên tốt hơn. Và hãy nhớ rằng, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) không kết thúc với thời kỳ mãn kinh. Do đó, bạn luôn cần bảo vệ bản thân hoặc tuân thủ điều trị các bệnh này.

Quản lý các triệu chứng nghiêm trọng

Nếu các triệu chứng mãn kinh là vấn đề rắc rối, hãy đi khám bác sĩ. Họ có thể giúp bạn cân nhắc ưu và nhược điểm của các lựa chọn điều trị như liệu pháp thay thế hormone. Các phương pháp điều trị khác bao gồm thuốc tránh thai liều thấp nếu bạn đang trong thời kỳ tiền mãn kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, hoặc các loại thuốc khác để giúp giảm cơn bốc hỏa; và kem bôi estrogen âm đạo. Bác sĩ cũng có thể đưa ra những lời khuyên về lối sống như việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục, giấc ngủ và quản lý căng thẳng của bạn.

Liệu pháp thay thế hormone

Liệu pháp thay thế hormone có thể làm dịu một số triệu chứng mãn kinh. Có nhiều sản phẩm kê đơn khác nhau để điều trị chứng bốc hỏa và các triệu chứng ở âm đạo. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng liều thấp nhất có thể và chỉ trong thời gian ngắn vì các nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng liệu pháp thay thế hormone trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, cục máu đông và nguy cơ ung thư vú cao hơn. Tuy nhiên, bạn cần đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ càng trước khi thực hiện bất cứ liệu pháp nào.

Rủi ro sức khỏe

Vào thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh tim là nguyên nhân số 1 gây tử vong phổ biến và tình trạng loãng xương cũng nghiêm trọng hơn. Suy giảm hormone có thể đóng một vai trò nào đó trong bệnh tim sau khi mãn kinh, nhưng liệu pháp thay thế hormone không được khuyến khích để giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Tất nhiên, sức khỏe của tim và xương là quan trọng trong suốt cuộc đời của người phụ nữ, nhưng mãn kinh có nghĩa là đã đến lúc thực sự phải chấp nhận và học cách sống cùng với nó.

Giữ gìn sức khỏe

Sống một lối sống lành mạnh là điều quan trọng trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ. Kiểm tra sức khỏe bao gồm đo huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu của bạn, tiêm vắc-xin và kiểm tra định kỳ như chụp X-quang tuyến vú và mật độ xương là những thói quen cần thiết để đảm bảo bạn luôn khỏe mạnh. Thời kỳ mãn kinh cũng là thời điểm tuyệt vời để thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và kỹ năng quản lý căng thẳng - bác sĩ có thể cung cấp cho bạn những gợi ý khi bạn lập kế hoạch cho một thời kỳ mãn kinh khỏe mạnh.

Vận động trong thời kỳ mãn kinh

Một trong những điều tốt nhất nhất mà phụ nữ có thể làm khi chuyển sang giai đoạn mãn kinh là hoạt động thể chất thường xuyên. Điều đó bao gồm tập thể dục nhịp điệu cho tim và tập thể dục tăng trọng lượng cho xương - cả hai đều có thể giúp hạn chế tăng cân và cải thiện tâm trạng. Ngay cả khi phụ nữ không hoạt động nhiều trong những năm còn trẻ, thì không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Thời kỳ mãn kinh là một sự khởi đầu mới và là thời điểm hoàn hảo để đan xen thêm nhiều hoạt động vào cuộc sống của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 cách để đánh bại béo bụng sau mãn kinh - Phần 1 

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo WebMD) -
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm