Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh lậu ở nam giới: Dấu hiệu, các biến chứng thường gặp và biện pháp phòng ngừa

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến. Đối với nam giới, nhất là các ông có tính "tòm tem" thì rất dễ mắc và tái nhiễm thường xuyên. Nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm thì rất có thể gây hiếm muộn.

Để biết chính xác mắc bệnh lậu hay không, bác sĩ dựa trên xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân. Trong một số trường hợp có thể sử dụng gạc để thu thập mẫu xét nghiệm từ cổ họng,  trực tràng, niệu đạo, tử cung.

1. Dấu hiệu khi bị mắc bệnh lậu ở nam giới

  • Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.

  • Tiết dịch trắng, vàng hoặc xanh lá cây ở dương vật.

  • Tinh hoàn bị đau, sưng đỏ.

  • Đau khi dương vật cương cứng, khi quan hệ tình dục, thường xuyên xảy ra tình trạng cương dương.

  • Đi tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu nhiều lần trong ngày, liên tục bị kích thích đi tiểu nhưng mỗi lần đi tiểu đều đau buốt.

  • Đau, ngứa, sưng ở lỗ niệu đạo.

Ở nam giới, bệnh lậu có thể gây ra tình trạng đau đớn trong các ống nối với tinh hoàn. Trong các trường hợp hiếm gặp, bệnh này có thể khiến cho nam giới bị vô sinh

2. Nguyên nhân gây bệnh lậu

Như đã nói, bệnh lậu là bệnh xã hội rất phổ biến.  Bệnh do một loại vi khuẩn có tên gọi song cầu lâu Neisseria gonorrhoeae gây ra.

Bệnh lây qua các con đường sau:

Lây qua đường tình dục

Đây được xem là con đường lây truyền chính từ người mang bệnh sang người thường khi thực hiện quan hệ tình dục không an toàn.  Nhiều người cho rằng quan hệ tình dục qua cơ quan sinh dục mới dễ lây bệnh lậu, còn khi quan hệ qua đường hậu môn hoặc đường miệng thì sẽ không mắc bệnh. Điều này là sai vì nếu quan hệ bằng hai đường này mà không có biện pháp phòng tránh an toàn thì cũng rất dễ mắc bệnh. Đáng nói là nguy cơ mắc bệnh lậu cao hơn nếu có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.

Lây từ mẹ sang con

Người mẹ khi  mang thai nếu mắc bệnh lậu có thể dễ dàng truyền bệnh sang con trong quá trình sinh thường.

Lây qua đường truyền máu

Lây bệnh qua đường máu cũng được coi là con đường lây nhiễm chủ yếu. Các hoạt động dễ lây truyền như sử dụng chung bơm kim tiêm hay tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh 

Lây qua tiếp xúc gián tiếp

Vi khuẩn lậu có thể tồn tại trong các vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, nhà vệ sinh, bồn tắm...Do đó, nếu sử dụng chung những đồ vật hay hay tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh thì nguy cơ nhiễm lậu là rất cao.

Để biết chính xác mắc bệnh lậu hay không, bác sĩ dựa trên xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân.

2. Các biến chứng thường gặp do mắc bệnh lậu ở nam giới

Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh lậu sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm và ảnh hướng lớn tới sức khỏe, hoạt động tình dục. Đó là các biến chứng:

Viêm niệu đạo 

Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày. Người bệnh cảm thấy khó chịu ở niệu đạo ở niệu đạo. Đau và đau nhức dương vật. Khó tiểu và tiểu ra mủ. Khám kiểm tra phát hiện ra mủ niệu đạo màu vàng-xanh, và lỗ tiểu có thể bị viêm.

Viêm mào tinh

Là tình trạng sưng viêm xảy ra khu trú tại mào tinh hoàn, có thể do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn. Đau và sưng là những dấu hiệu phổ biến nhất: Sưng, đỏ hoặc ấm bìu;  Đi tiểu đau hoặc thường xuyên đi tiểu ; chảy dịch, mủ ra từ dương vật.

Viêm mào tinh nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể tiến triển đến viêm tinh hoàn, viêm dây tinh hoặc diễn tiến thành mãn tính. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chức năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn và tắc đường dẫn tinh dẫn đến vô sinh.

Viêm túi tinh 

Bệnh nhân thấy  đau ở vùng tầng sinh môn mỗi lần đi tiểu, cơn đau này lan truyền tới hậu môn và vùng bìu. Đau nhiều khi xuất tinh, cơn đau có thể lan dọc theo ống dẫn tinh, lan sang phía sau vùng chậu, lúc xuất tinh không thành dòng mà rỉ từ từ, khoái cảm khi giao hợp thoáng qua rất nhanh, đôi khi có dấu hiệu rối loạn cương dương. Xuất tinh ra máu hoặc xuất tinh ra mủ.

Nhiễm trùng lậu toàn thân

Đây là biến chứng hay gặp nhất trong các biến chứng toàn thân của bệnh lậu ở nam giới. khi gặp biến chứng này sẽ xảy ra tình trạng: mụn mủ hoại tử đau trên nền da đỏ nhưng cũng có khi rát, sẩn, mụn mủ đơn thuần, bọng nước, xuất huyết. Bệnh nhân cảm thấy đau khớp, viêm gân bao hoạt dịch ở khớp gối, cổ tay, cổ chân và khớp ngón tay, ngón chân.

Bệnh lậu có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm và bệnh nhân tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh lậu

Bệnh lậu có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm và bệnh nhân tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài việc phát hiện các dấu hiệu triệu chứng sớm thì việc phòng ngừa bệnh rất quan trọng.

  • Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục là chủ yếu. Quan hệ tình dục lành mạnh, thủy chung. Tuân thủ sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn trong quan hệ tình dục: đeo bao cao su.

  • Nên cùng bạn tình đi xét nghiệm bệnh lậu. Điều này vừa đảm bảo an toàn cho cả hai vừa sớm phát hiện bệnh.

  • Không nên quan hệ tình dục khi trong quá trình điều trị bệnh. Tái khám theo lịch hẹn

  • Không nên sử dụng chung các đồ vệ sinh cá nhân, bơm kim tiêm, khăn tắm…

  • Nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục thể thao thường xuyên.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Ảnh hưởng của bệnh lậu đến sức khỏe nam giới.

BS. Vũ Thu Dung - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

  • 17/04/2024

    5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam

    Khi làn da của bạn bỗng chuyển sang màu cam, đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam.

  • 17/04/2024

    Các sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe tim mạch

    Việc bổ sung các chế phẩm từ sữa phù hợp có thể mang lại nhiều loại ích với sức khỏe tim mạch. Vậy bạn nên ăn và tránh những sản phẩm từ sữa nào?

  • 17/04/2024

    Vì sao phụ nữ độ tuổi 30 cần tăng cường ăn thực phẩm giàu kẽm?

    Độ tuổi 30 trở đi là giai đoạn cơ thể của người phụ nữ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, vì thế cần bổ sung những loại vitamin, khoáng chất. Kẽm ít được nhắc đến hơn nhưng lại là dưỡng chất có vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ phụ nữ.

  • 17/04/2024

    Tiểu không tự chủ - những điều cần biết

    Tiểu không tự chủ là một tình trạng rất phổ biến mà không ai muốn nói đến. Vì sự kỳ thị xung quanh nó, nhiều người quá xấu hổ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng hầu hết các bệnh lý gây ra tiểu không tự chủ đều có thể được khắc phục bằng các biện pháp can thiệp y tế.

  • 17/04/2024

    Chỉ số huyết áp cho biết những gì về sức khỏe của bạn?

    Bạn có thắc mắc tại sao mỗi khi đi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đều tiến hành đo huyết áp cho bạn? Có lẽ ai cũng biết mình nên giữ huyết áp trong ngưỡng ổn định, nhưng bạn có biết chỉ số này nói lên điều gì về sức khỏe tổng thể của mình?

  • 17/04/2024

    Tác động tiêu cực của quần áo chật đối với phụ nữ mang thai

    Mang thai có thể khiến cơ thể thay đổi hình dáng và cân nặng rất nhiều. Đôi khi quần áo chật đến mức khó chịu và hằn lên các phần cơ thể.

  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

Xem thêm