Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn sau khi phá thai?
Tại các cơ sở y tế, tùy vào độ tuổi thai nhi, nhu cầu cá nhân và tình trạng sức khỏe của người muốn phá thai, bác sĩ sẽ đề nghị các kỹ thuật phù hợp. Những cách chấm dứt thai kỳ phổ biến thường là:
Dù phá thai bằng phương pháp nào, bạn cũng sẽ gặp phải các phản ứng nhất định sau đó. Đặc biệt, nếu phá thai ở 3 tháng giữa trở đi, phản ứng có thể nghiêm trọng hơn. Sau khi phá thai, việc bạn gặp phải những triệu chứng sau đây được xem là bình thường:
Một số phụ nữ có thể dễ xúc động hoặc nhanh chóng thay đổi tâm trạng. Điều này xảy ra do sự thay đổi hormone nội tiết hoặc ảnh hưởng tâm lý từ việc phá thai. Đôi khi, tâm trạng thất thường là do sự kết hợp của hai yếu tố vừa nêu. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể quay lại trong khoảng 4-8 tuần sau khi bạn hoàn tất quy trình phá thai an toàn. Bạn cũng có thể sớm mang thai trở lại nếu không dùng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục.
Chăm sóc bản thân sau khi phá thai
Trong nhiều trường hợp, phụ nữ vừa phá thai sẽ cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức. Biểu hiện thường gặp nhất là đau bụng ở nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng. Sau khi thực hiện những cách phá thai ở cơ sở y tế, bạn không nên tự lái xe một mình mà hãy nhờ ai đó đưa về nhà. Điều này để đảm bảo an toàn cho bạn trong suốt thời gian di chuyển và giảm nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Sau khi phá thai, bạn cũng dễ bị nhiễm trùng vì cổ tử cung cần một thời gian để đóng và hoạt động bình thường trở lại. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng cổ tử cung trong giai đoạn này, bạn cần lưu ý những việc làm sau:
Để giảm cảm giác đau thắt, bạn hãy thử các mẹo sau:
Phụ nữ vừa phá thai cần tham gia đầy đủ các buổi hẹn tái khám. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo rằng việc phá thai đã hoàn tất và tử cung đang trong quá trình hồi phục.
Thời gian hồi phục sau khi phá thai
Không có mốc thời gian phục hồi chuẩn sau khi chấm dứt thai kỳ ở mọi phụ nữ. Người phá thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và người không gặp trở ngại, biến chứng gì sẽ cảm thấy bình thường sau khoảng 1 tuần. Trong khi đó, hiện tượng chảy máu âm đạo sau khi phá thai sẽ diễn ra trong khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy vào mỗi người. Nếu phá thai khi tuổi thai đã lớn hoặc gặp phải biến chứng trong quá trình thực hiện, bạn cần nhập viện để xử lý biến chứng. Thời gian phục hồi hoàn toàn của bạn sẽ lâu hơn tùy vào mức độ nghiêm trọng của biến chứng. Nếu bạn áp dụng đúng những nguyên tắc phá thai an toàn, có nhiều khả năng bạn sẽ không gặp bất kỳ rủi ro nào. Khi đó, bạn cũng không cần được chăm sóc y tế mà chỉ cần nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân tại nhà.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Sau khi phá thai, nếu gặp phải những dấu hiệu sau đây, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra sức khỏe:
Trong vòng một ngày sau khi hoàn tất các bước chấm dứt thai kỳ, bạn nên gặp bác sĩ nếu có các hiện tượng:
Dù với bất kỳ hình thức nào, phá thai sẽ gây ra những tổn hại nhất định cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ. Đây cũng là việc làm không được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu bạn buộc phải làm việc này, hãy cân nhắc lựa chọn các hình thức phá thai an toàn. Tốt hơn hết là bạn hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn và thực hiện việc chấm dứt thai kỳ theo đúng tiêu chuẩn y tế. Sau khi phá thai, có thể bạn sẽ gặp phải những bất ổn về mặt tâm lý, cảm xúc trong thời gian đầu. Đây là diễn biến bình thường, bạn sẽ dần hồi phục theo thời gian nếu nó không quá nghiêm trọng. Bạn cũng cần làm đúng các nguyên tắc nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân để nhanh chóng hồi phục.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc sau nạo phá thai
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.