1. Hạnh nhân - loại hạt giàu dinh dưỡng
Hạnh nhân được sử dụng như một món ăn nhẹ rất phổ biến có lợi cho sức khỏe. Chúng rất giàu protein, chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tiêu thụ hạnh nhân có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, duy trì cân nặng, sức khỏe tiêu hóa và điều chỉnh lượng đường trong máu.
Phân tích thành phần dinh dưỡng trong một khẩu phần hạnh nhân (khoảng 23 hạt thô) có chứa lượng các chất dinh dưỡng như sau:
Calo: 164
Đạm: 6g
Tổng lượng chất béo: 14g
Tổng lượng carbohydrate: 6g
Chất xơ: 3,5g
Đường: 1g
Magiê: 18% giá trị hằng ngày - DV
Mangan: 27% DV
Vitamin E: 48% DV
Theo BS. Trần Thị Bích Nga, nguyên Giảng viên chuyên khoa Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội: các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó, mắc ca, hạt dẻ, hướng dương… chứa nhiều protein, chất xơ và chất béo lành mạnh. Chất béo lành mạnh có tác dụng chống viêm và bảo vệ màng tế bào của cơ thể, giúp cải thiện kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Sự kết hợp của protein, chất xơ và chất béo lành mạnh trong các loại hạt giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ổn định đường huyết, do đó có lợi cho người bệnh đái tháo đường, người thừa cân, béo phì.
2. Những tác dụng nổi bật của hạnh nhân đối với sức khỏe
BS. Trần Bích Nga cho biết, hạnh nhân có một số tác dụng tốt với sức khỏe nếu ăn đúng cách. Cũng cần lưu ý rằng, hạnh nhân là một nguồn chất béo phong phú, chúng cũng chứa nhiều calo. Điều này không đáng lo ngại nếu bạn ăn ở mức độ vừa phải nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây tăng cân (một khẩu phần hạt hạnh nhân khoảng 28 g tương đương với 23 hạt). Ngoài ra, đối với người bệnh đái tháo đường nên lưu ý chọn các loại hạnh nhân không thêm gia vị như muối và đường.
Dưới đây là một số tác dụng của hạnh nhân với sức khỏe:
Hạnh nhân là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào
Đây là một loại vitamin tan trong chất béo và là chất chống oxy hóa tự nhiên. Chất chống oxy hóa là các hợp chất thực vật giúp bảo vệ sức khỏe tế bào khỏi tổn thương oxy hóa gây ra bởi các phân tử không ổn định được gọi là gốc tự do.
Hầu hết các chất chống oxy hóa trong hạnh nhân được tìm thấy trong lớp vỏ màu nâu bên ngoài của chúng. Nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa trong hạnh nhân có thể giúp giảm viêm trong cơ thể và giảm nguy cơ lão hóa da bằng cách bảo vệ các tế bào da khỏi nếp nhăn và tác hại của ánh nắng mặt trời.
Hạnh nhân giàu chất béo không bão hòa
Là loại chất béo lành mạnh tốt cho cơ thể và mang lại nhiều lợi ích cho hệ tim mạch, ăn hạnh nhân có thể giúp giảm cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Những tác động tích cực này đã được quan sát thấy ở những người thường xuyên ăn hạnh nhân mỗi ngày.
Hạnh nhân giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu, đồng thời có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Sterol thực vật có trong hạnh nhân có thể cản trở sự hấp thụ cholesterol và axit mật, đồng thời lượng chất béo không bão hòa cao trong hạnh nhân giúp cải thiện lipid máu, đặc biệt là khi nó được dùng để thay thế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa và carbohydrate tinh chế khác
Điều hòa lượng đường trong máu
Hạnh nhân giúp ổn định lượng đường trong máu vì nó chứa nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa lành mạnh và protein nhưng lại ít carbohydrate. Do đó, nó có thể giúp thúc đẩy cảm giác no và không làm lượng đường trong cơ thể tăng đột biến.
Hạnh nhân rất giàu magiê
Một số nghiên cứu cho rằng, sự suy giảm magiê phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 và nguồn magiê trong hạnh nhân có thể góp phần kiểm soát lượng đường trong máu.
Lượng magiê của hạnh nhân còn có lợi cho việc hỗ trợ mức huyết áp bình thường.
Thúc đẩy cảm giác no
Hạnh nhân chứa protein thực vật với nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh, giúp thúc đẩy cảm giác no và giảm cảm giác đói. Trong một số nghiên cứu, những người sử dụng hạnh nhân trong chế độ ăn ít calo tổng thể của họ đã giảm cân nhiều hơn những người không ăn hạnh nhân.
Tốt cho sức khỏe đường ruột
Hệ thống tiêu hóa của con người là nơi sinh sống của hàng nghìn tỷ vi khuẩn tạo nên hệ vi sinh vật đường ruột. Những vi khuẩn này đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe vì đường ruột và hệ miễn dịch hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy một cơ thể khỏe mạnh.
Ăn hạnh nhân rất tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột, giúp vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển mạnh, thúc đẩy sự đa dạng và ngăn chặn vi khuẩn có hại cho hệ thống tiêu hóa.
Những người bị dị ứng hạt không nên ăn hạnh nhân.
3. Ai không nên ăn hạnh nhân?
BS. Trần Thị Bích Nga cho biết, mặc dù ăn hạnh nhân tốt với hầu hết mọi người nhưng đối với một số trường hợp không nên ăn hạnh nhân, bao gồm:
- Những người bị dị ứng các loại hạt: Những người bị dị ứng với các loại hạt nên tránh ăn hạnh nhân vì hạnh nhân nằm trong danh sách các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất và có thể gây dị ứng nghiêm trọng. Do đó, nếu đã xác định mình bị dị ứng với các loại hạt, tốt nhất là bạn nên tránh ăn hạnh nhân và tất cả các loại hạt.
Bạn cũng nên hết sức thận trọng khi thử bất cứ sản phẩm gì có liệt kê thành phần chiết xuất hạnh nhân nếu đã bị dị ứng với các loại hạt.
- Những người có nguy cơ bị nghẹn: Hạnh nhân nguyên hạt có nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ nhỏ và bất kỳ ai gặp khó khăn khi nuốt như người bệnh, người cao tuổi...
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Muốn giảm cân hiệu quả, tham khảo 7 mẹo nhỏ giúp kiểm soát cơn thèm ăn.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.