Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao chị em bước vào tuổi tiền mãn kinh lại dễ bị béo phì?

Phụ nữ khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh không những dễ mắc các bệnh mạn tính phổ biến mà tình trạng béo phì cũng là nỗi lo không nhỏ. Vì sao lại như vậy?

Dưới đây là những nguyên nhân mà chị em nên quan tâm:

Chức năng chuyển hóa của cơ thể gặp trở ngại

Một khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, hầu như chức năng của mọi cơ quan trong cơ thể của bạn đều không ngừng suy thoái, bao gồm cả quá trình chuyển hóa các chất cũng giảm hiệu suất.

Chính vì lý do này, thành phần chất béo và protein dư thừa không được chuyển hóa tốt, bị dư thừa mà không kịp thời đào thải ra bên ngoài nên tích tụ bên trong cơ thể, dẫn đến tình trạng béo phì.

Do chức năng chuyển hóa suy thoái nên chị em tuổi tiền mãn kinh dễ bị béo phì hơn.

Không kiểm soát tốt chế độ ăn uống

Phụ nữ ở tuổi trung niên thông thường cũng đã có cuộc sống tương đối ổn định, nếu thêm vào điều kiện sống đầy đủ nhưng những bữa ăn không được điều chỉnh khoa học sẽ khiến bạn dễ "sa đà" vào các món ngon và đôi khi quá bổ, khiến nhiệt lượng và mỡ tăng cao trong cơ thể.

Mất cân bằng nội tiết

Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh đa số cũng đều bước vào giai đoạn ngừng kinh nguyệt. Lúc này, buồng trứng không ngừng thoái hóa, lượng Estrogen tiết ra cũng giảm đi khiến cho chất béo và các loại đường trong cơ thể không được phân giải bình thường, lâu ngày làm tăng diện tích các cơ quan nội tạng gây béo phì.

Thiếu vận động khiến nhiệt lượng tích tụ gây tăng cân ở tuổi trung niên.

Thiếu vận động

Đến giai đoạn tuổi trung niên, hầu như tinh lực của con người đều tiêu hao nhiều hơn và luôn ở tình trạng thiếu hụt, dẫn đến triệu chứng cơ thể không có sức lực, lười hoạt động, lại thêm thói quen nằm hoặc ngồi nhiều trước màn hình tivi, máy vi tính nên càng tạo cơ hội cho mỡ thừa tích lũy, không những gây béo phì mà còn sinh nhiều bệnh tật.

Ngoài tăng cân quá mức, tuổi tiền mãn kinh còn có triệu chứng điển hình nào khác?

Tiểu gắt, tiểu nhiều lần

Chị em khi đến tuổi tiền mãn kinh cũng thường có biểu hiện âm đạo bị khô, giao hợp đau hoặc ngứa ngáy ngoài vùng kín, bàng quang và niệu đạo cũng không còn hoạt động tốt như lúc còn sung mãn, điển hình là bạn dễ đi tiểu nhiều lần, tiểu gắt hoặc bị bí tiểu.

Tiểu gắt, tiểu nhiều lần cũng là biểu hiện khi phụ nữ tới tuổi tiền mãn kinh.

Ngoài ra, da cũng trở nên nhão, chảy xệ, xương khớp thường đau nhức và tiềm ẩn nhiều bệnh phổ biến như đau tim, tăng huyết ápđái tháo đường, mỡ máu cao v.v… Bất cứ một vấn đề nào cũng đều gây khó khăn cho sinh hoạt cũng như tăng nguy hiểm cho bạn.

Chất lượng giấc ngủ giảm sút

Phụ nữ đến giai đoạn này cũng dễ bị mất ngủ và thường nằm mộng. Tình trạng này không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà còn làm sa sút tinh thần, dễ mệt mỏi và nóng nảy, phát sinh nhiều bất hòa trong gia đình. Vì vậy, càng lớn tuổi thì bạn càng nên chú trọng đến chất lượng giấc ngủ nhiều hơn.

Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh càng nên chăm sóc cho chất lượng giấc ngủ.

Rối loạn kinh nguyệt

Mặc dù có thể bạn vẫn còn chu kỳ kinh nguyệt nhưng cũng dễ xảy ra tình trạng rối loạn. Nguyên nhân chủ yếu là do nội tiết tố bị mất cân bằng cũng như tâm lý căng thẳng. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện thể chất, chia sẻ với người thân để giải tỏa áp lực.

Làm gì để tuổi tiền mãn kinh luôn yêu đời và khỏe mạnh?

Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn

Bạn nên có chế độ ăn uống khoa học, ít nhất mỗi ngày cần dung nạp 6 nguồn thực phẩm chủ yếu, bao gồm sữa, ngũ cốc, thịt cá trứng, rau, trái cây và chất béo có lợi. Ngoài ra, mỗi bữa ăn nên thiết kế thực phẩm có màu sắc tự nhiên càng đa dạng thì càng giúp bạn cân bằng dinh dưỡng.

Cân bằng dinh dưỡng giúp chị em tuổi trung niên luôn yêu đời và khỏe mạnh.

Chú ý bổ sung thêm canxi, vitamin D từ dầu cá, lòng đỏ trứng, thịt nạc, sữa bò, rau quả... để hạn chế nguy cơ loãng xương. Mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 7 phần no, ăn chậm nhai kỹ để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Đừng quên vận động thể chất

Tùy trạng thái sức khỏe và điều kiện sinh hoạt mà bạn có thể lựa chọn những bài tập phù hợp như chạy chậm, yoga, cầu lông, bơi lội, thái cực quyền v.v… Bạn cũng đừng quên lợi ích của việc tắm nắng giúp tăng cường sức đề kháng nhé.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Phụ nữ càng lớn tuổi thì càng nên tập thói quen kiểm tra sức khỏe, ít nhất mỗi năm một lần để sớm phát hiện bệnh tật, điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt một số bệnh phụ nữ thường gặp như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, bệnh phụ khoa càng phải chú ý.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp bạn sớm phát hiện bệnh tật và điều trị kịp thời.

Tự tìm niềm vui mỗi ngày

Căng thẳng thần kinh luôn gây nhiều bệnh tật cho con người. Chị em nên học cách thư giãn cho chính mình như trò chuyện với người thân, bạn bè hay làm một số việc yêu thích như trồng cây, nuôi thú cưng, nghe nhạc, đọc sách, khiêu vũ v.v… Sức khỏe tinh thần càng tốt thì chức năng đề kháng càng cao.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Béo phì làm trầm trọng thêm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ.

Lạc Tâm (Theo Familydoctor) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm