Mặc dù thuốc có hiệu quả nhưng một số sai lầm khi sử dụng dưới đây khiến chúng thất bại trong quá trình ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Uống thuốc không đúng giờ
Để vừa đảm bảo hiệu quả và lại giảm thiểu được tác dụng phụ, thì viên tránh thai hàng ngày đã được giảm liều nội tiết tố trong mỗi viên thuốc. Hàm lượng thuốc trong mỗi viên thấp hơn nên chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, ngoài việc phải uống thuốc đều đặn hàng ngày bạn nên uống thuốc tránh thai vào một giờ cố định trong ngày để đạt được hiệu quả tốt.
Uống thuốc sau khi rụng trứng
Bạn nên theo dõi chu kì kinh nguyệt để tránh quan hệ vào những ngày trứng rụng
Nếu bạn quan hệ tình dục sau ngày an toàn (ngày trứng đã rụng) thì dù có uống thuốc tránh thai khẩn cấp thì tỷ lệ “dính bầu” vẫn có thể lên đến 90%.
Uống không đủ liều
Trường hợp quên uống thuốc tránh thai hàng ngày, đặc biệt quên quá 2 viên tránh thai mà không uống bù thuốc đúng cách và dùng thêm các biện pháp tránh thai khác thì khả năng mang thai vẫn cao.
Bảo quản không đúng cách
Thuốc tránh thai không được bảo quản đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả. Bạn nên để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Tương tác với thuốc khác
Uống thuốc trong thời gian đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh, thảo dược, thực phẩm bổ sung khác có thể gây ra tương tác làm giảm tác dụng của thuốc. Do vậy, trước khi dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác, bạn cần cho bác sỹ biết loại thuốc tránh thai mình đang dùng để xem chúng có tương tác bất lợi cho cơ thể hay không.
Phải làm sao nếu có bầu khi uống thuốc tránh thai?
Khi phát hiện đang mang thai bạn phải lập tức ngưng uống thuốc và khám thai kỹ càng để các bác sỹ sản khoa theo dõi, tư vấn thêm.
Trong trường hợp uống thuốc tránh thai khẩn cấp mà vẫn có bầu thì độ an toàn thai nhi còn phụ thuộc vào thuốc đã uống.
- Thuốc tránh thai khẩn cấp loại chứa Levonorgestrel: Nếu tránh thai thất bại thì thai vẫn tương đối an toàn.
- Thuốc tránh thai khẩn cấp loại chứa Mifepriston: Thai nhi có khả năng bị ảnh hưởng.
Vì vậy, muốn giữ con và đảm bảo an toàn bạn cần thăm khám thường xuyên, làm tất cả các xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi để theo dõi, xử lý kịp thời nếu có vấn đề.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Thuốc tránh thai và kháng sinh: những hiểu lầm thường gặp