Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc đi bộ từ 6000-9000 bước mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người cao tuổi. Theo đó, mỗi 1000 bước đi bộ đi thêm hàng ngày – đặc biệt ở những người đi bộ dưới 3000 bước/ngày cũng có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc vận động đối với sức khoẻ nói chung và tim mạch nói riêng.
Nghiên cứu hệ thống về các vấn đề liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Kết quả đánh giá mối liên quan giữa đi bộ và các nguy cơ tim mạch này nằm trong một loạt các kết quả khác nhau thuộc nghiên cứu phân tích hệ thống trên 20.000 đối tượng tại Mỹ và tại 42 quốc gia khác trên toàn thế giới, với độ tuổi trung bình là 63,2 tuổi và 52% là giới tính nữ. Đây là nghiên cứu thứ 2 tập trung vào các nguy cơ bệnh tim mạch, và cho kết quả tương tự với 1 nghiên cứu trước đó được thực hiện với kết quả: đi bộ 8200 bước mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc một loạt các vấn đề sức khoẻ mạn tính.
“So với những người đi bộ khoảng 2000 bước mỗi ngày, những người đi bộ từ 6000-9000 bước mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bao gồm cả đau tim và đột quỵ từ 40-50%" - Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Circulation.
Đi bộ nhiều hơn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch nhiều hơn
Theo kết quả nghiên cứu, những người đi từ 2000-3000 bước mỗi ngày cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với những người đi bộ nhiều hơn, và mỗi 1000 bước đi bộ thêm, nguy cơ bệnh tim mạch sẽ giảm dần. Khi đạt đến 7000 bước mỗi ngày, sự cải thiện nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ ít đáng kể hơn, mặc dù vẫn mang đến những hiệu quả nhất định.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ bệnh tim mạch giảm dần đến mức 15.000 bước/ngày, tuy nhiên không nhiều nghiên cứu đánh giá đến mức này. Đa phần các nghiên cứu khuyến nghị mục tiêu 10.000 bước để dễ thực hiện hơn. Tuy nhiên mục tiêu chung là càng nhiều bước càng tốt, và điều quan trọng là mỗi người đều tự gia tăng số bước của mình mỗi ngày – dù là bao nhiêu đi chăng nữa.
Đọc thêm bài viết: Hoạt động thể lực với người bệnh tim mạch
Đi bộ đối với người trẻ tuổi và người cao tuổi
Có một điều trái ngược là nghiên cứu lại không tìm thấy sự liên quan giữa gia tăng số bước đi bộ ở người trẻ tuổi với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo kết quả, chỉ có 4,2% thanh niên gặp phải bệnh tim mạch, nếu so với 9,5% ở người cao tuổi. Các chuyên gia cho rằng điều này không có gì bất ngờ, vì các bệnh tim mạch phổ biến ở lứa tuổi trung niên chứ không phải ở lứa tuổi trẻ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người trẻ tuổi không nên tập thể dục, vì các hoạt động thể chất nói chung mang đến lợi ích cho tim mạch ở bất cứ ai, bao gồm cả các vấn đề huyết áp, béo phì hay tiểu đường. Những tình trạng này có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi và phát triển bệnh tim mạch sau này. Do đó, dự phòng rất quan trọng trong thời điểm sớm.
Người trẻ tuổi nên tập trung và việc tập thể dục và các hoạt động thể chất hàng ngày mà không nên chú ý vào số bước chân. Các hoạt động thể thao là cực kỳ quan trọng, không chỉ tăng cường sức khoẻ tim mạch mà còn là sức khoẻ thể chất nói chung.
Lời khuyên cho người cao tuổi
Những người cao tuổi có thể sử dụng thêm các thiết bị theo dõi bước chân để kiểm soát và cố gắng đạt mục tiêu đặt ra của bản thân. Các thiết bị theo dõi hiện nay rất phổ biến, với chi phí rẻ và vô cùng tiện lợi. Hơn nữa, việc theo dõi bước chân còn có thể truyền cảm hứng cho bản thân và những người xung quanh. Nếu không có các thiết bị theo dõi bước chân, có thể áng chừng bằng cách đánh giá thông qua thời gian hay quãng đường đi bộ. Thông thường mỗi bước chân có độ dài khoảng 60-80 centimet, và với 1000 bước thì quãng đường trung bình có thể từ 1,5-1,6 kilomet.
Đọc thêm bài viết: Mất bao lâu để giảm nồng độ cholesterol trong máu?
Một điều đặc biệt là chúng ta không cần đi nhanh mà chỉ cần đi với tốc độ vừa phải. Các nghiên cứu cho thấy việc đi nhanh hơn không cải thiện hơn đáng kể so với đi ở tốc độ vừa phải nếu đánh giá trên khía cạnh giảm nguy cơ tim mạch.
Đi bộ giúp giảm nguy cơ tim mạch là điều đã được nhiều nghiên cứu chứng minh, và theo một số nghiên cứu mới đây thì việc đi bộ từ 6000-9000 bước mỗi ngày giúp giảm nguy cơ tim mạch từ 40-50% so với việc chỉ đi bộ dưới 3000 bước mỗi ngày ở người cao tuổi. Ngoài ra, với mỗi 1000 bước đi bộ tăng thêm, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng giảm dần.
Lời khuyên từ các chuyên gia là nên tự đặt ra một con số cho bản thân và cố gắng đạt được mỗi ngày, bên cạnh việc tăng dần số bước để tự vượt qua chính mình. Vận động không chỉ mang đến lợi ích cho hệ tim mạch mà còn mang đến những lợi ích chung cho cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cùng một lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập phù hợp với thể trạng là chìa khóa giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ trong tương lai. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành.
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.