Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 nguyên nhân bất ngờ có thể gây ra bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch có thể xảy ra do các nguyên nhân liên quan đến tim hoặc mạch máu, ngoài ra bệnh tim mạch còn chịu ảnh hưởng của lối sống. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác như tiếng ồn, trẻ nhỏ, chiều cao… cũng có thể gây ra bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một nhóm những bệnh lý có liên quan đến trái tim, tình trạng bệnh có thể liên quan đến cơ tim, các van tim, hoặc rối loạn về nhịp tim bao gồm bệnh cơ tim, rung tâm nhĩ và suy tim. 

Bệnh tim mạch có thể liên quan đến các mạch máu, chẳng hạn như xơ cứng động mạch và đột quỵ. Thêm vào đó, một số nguyên nhân gây ra bệnh có thể thay đổi được như thực phẩm không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc lá thường xuyên. Bệnh tim mạch cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như tăng huyết áp, nhiễm trùng và dị tật bẩm sinh.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến nêu trên, có những nguyên nhân bất ngờ khác có thể gây ra bệnh tim mạch, bao gồm:

 

Phương tiện giao thông

Những tiếng ồn trong khoảng 50 decibel - đây khoảng âm thanh của tiếng tủ lạnh kêu và tiếng trò chuyện thân thiện, ví dụ như những tiếng ồn giao thông do xe máy, ô tô, máy bay hoặc tàu hỏa… được chỉ ra là có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ bị suy tim. Cứ mỗi 10 decibel tăng lên, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ sẽ tăng lên, các nhà khoa học cho rằng điều này là do tiếng ồn ảnh hưởng đến cách cơ thể phản ứng với căng thẳng.

 

Hội chứng đau nửa đầu

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chưa rõ ràng tuy nhiên, chuyên gia chỉ ra rằng bạn có thể bị đột quỵ, đau ngực hoặc đau tim thoáng qua khi mắc phải chứng đau nửa đầu. Và nếu bệnh tim do di truyền hoặc bạn có tiền sử vấn đề về tim hoặc đột quỵ, bạn không nên sử dụng thuốc điều trị đau nửa đầu chứa triptans sẽ gây hẹp mạch máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Đọc thêm bài viết: Những thực phẩm chăm sóc sức khỏe tim mạch cho gia đình bạn

 

Sinh con

Các bậc cha mẹ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn và với mỗi đứa con sinh ra, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng sẽ cao hơn một chút ở các bậc phụ huynh. Điều này đúng với cả hai giới. Nhưng những phụ nữ có kinh nguyệt lần đầu tiên trước 12 tuổi hoặc ngừng kinh nguyệt trước 47 tuổi có khả năng bị đột quỵ cũng như mắc bệnh tim mạch cao hơn. Nguy cơ này ở phụ nữ cũng tăng lên nếu họ bị sảy thai hoặc cắt bỏ buồng trứng hoặc tử cung.

 

Những người có chiều cao thấp

Các chuyên gia chỉ ra rằng, với mỗi 6.35 cm thấp hơn chiều cao trung bình, nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên khoảng 8%. Những người thấp hơn có xu hướng có nồng độ cholesterol và triglyceride cao hơn. Chưa có lý giải khoa học cho hiện tượng này, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng có thể chiều cao thấp là do những sai lầm khi lựa chọn thực phẩm và thói quen kém lành mạnh khi còn trẻ, từ đó dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Mind/body health: Heart disease

 

Sự cô đơn

Nghiên cứu chỉ ra rằng, có ít bạn bè hoặc không hài lòng với các mối quan hệ của bạn làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ của bạn nhiều như hút thuốc lá thụ động. Cảm giác cô đơn có liên quan đến huyết áp cao và các tác động khác của căng thẳng. Vì vậy, hãy tham gia một môn thể thao giải trí hoặc tham gia nhóm đi bộ trong khu phố. Điều này sẽ vừa giúp bạn tập thể dục vừa giúp bạn tăng cường giao tiếp, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch

 

Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý

Mặc dù các loại thuốc kích thích như dextroamphetamine và methylphenidate có thể giúp bạn tập trung nhưng những loại thuốc này cũng có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp. Theo thời gian, điều đó có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng phục hồi, phòng ngừa những cơn đau tim

 

Làm việc nhiều giờ

Những người làm việc ít nhất 55 giờ mỗi tuần mắc bệnh tim mạch nhiều hơn những người làm việc 35-40 giờ. Đó có thể là kết quả của một số yếu tố phối hợp, ví dụ như: căng thẳng nhiều hơn, ngồi nhiều hơn, có thể uống nhiều rượu hoặc chất kích thích nhiều hơn. Bận rộn hơn cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể gạt bỏ các dấu hiệu gây ra bệnh và trì hoãn việc gặp bác sĩ. Thêm vào đó, nếu bạn còn có thói quen thức khuya để làm việc, bạn có thể sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ cao hơn nữa.

 

Bệnh liên quan đến lợi

Các chuyên gia chỉ ra rằng, những viêm nhiễm trong khoang miệng, bao gồm cả bệnh nha chu, có thể khiến vi khuẩn từ miệng xâm nhập vào máu và gây viêm ở niêm mạc động mạch, từ đó gây ra tích tụ chất béo tại đó và gây ra xơ vữa động mạch. Nghiên cứu cho thấy rằng điều trị bệnh viêm lợi giúp giảm nồng độ protein phản ứng viêm C trong máu, đây là một trong những yếu tố, mà các bác sĩ sử dụng để dự đoán những bệnh lý tim mạch ví dụ như cơn đau tim.

 

Tuổi thơ khó khăn

Một tuổi thơ bạo lực, bị bắt nạt hoặc bị bạo hành – bao gồm cả việc nhìn thấy người khác bị tổn thương có liên quan đến bệnh tăng huyết áp, béo phì và đái tháo đường type 2 ở người lớn. Những vấn đề sức khỏe này sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Sự căng thẳng trong giai đoạn đầu đời có thể thay đổi cách cơ thể hoạt động. Khi căng thẳng kéo dài, trẻ nhỏ cũng có thể đối mặt với những ảnh hưởng của cảm giác không an toàn và khi lớn lên trẻ sẽ gặp phải những rối loạn về cả tinh thần và thể chất.

 

Bệnh cảm cúm

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy những người phải nhập viện vì đau tim thường xuyên hơn gấp 6 lần trong tuần sau khi họ được chẩn đoán mắc bệnh cảm cúm so với năm trước và sau đó. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng này chưa được chỉ ra rõ ràng, nhưng các chuyên gia cho rằng có thể khi cơ thể xảy ra phản ứng viêm, máu sẽ trở nên dính và dễ đông lại hơn từ đó làm tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ

 

Dễ nổi nóng

Thống kê chỉ ra, nguy cơ đau tim sẽ cao hơn gấp 5 lần sau khi tức giận. Trong hai giờ sau khi bùng phát cơn giân, nguy cơ đột quỵ hoặc tăng nhịp tim cũng tăng lên. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tránh hoặc kiểm soát những nguyên nhân gây ra những cơn giân, vì vậy hãy tìm cách để ứng phó với cơn giận và làm “nguội” để cơn giận qua đi. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, hãy cân nhắc tham gia các lớp học hoặc liệu pháp kiểm soát cơn giận để giảm nguy cơ mắc bệnh tim lâu dài.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học là một trong những chìa khóa giúp bạn nâng cao sức khỏe, tránh mắc các bệnh mạn tính, thậm chí có thể cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của bản thân với các chuyên gia đầu ngành, hãy liên hệ Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguy cơ cho tim mạch khi dùng thuốc giảm câ

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo WebMD) -
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm